Tóm tắt bệnh Abces vùng hậu môn-trực tràng
Đây làvùng bịnhiễm trùngtụ mủ ở khu vực hậu môn hoặc trực tràng.
Căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi 20 đến 40 và phổ biến ở nam hơn là nữ.
Nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này là do viêm nhiễm.
Triệu chứng
Sốt
Đau khi đi đại tiện.
Xuất hiện phần da sưng mềm chứa mủ ở rìa hậu môn
Trực tràng chảy mủ.
Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng: khám trực tràng, soi hậu môn.
Nếu áp xe lớn có thể phải thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để xác định mức độ của áp xe.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC),chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
Điều trị
Rạch thoát mủ.
Nếu áp xe lớn hoặc nằm ở sâu bên trong có thể phải sử dụng phương pháp dẫn lưu.
Sau khi xử lý, khu vực hậu môn-trực tràng bị áp xe được băng lại bằng gạc mềm, thay gạc 1-2 ngày/lần đến khi lành.
Có thể được chỉ định dùng kháng sinh nếu cần thiết.
Tổng quan bệnh Abces vùng hậu môn-trực tràng
Đây là bệnh cấp tính hay gặp do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày ở hậu môn.
Diễn tiến của ổ áp-xe này là lan tỏa vùng mông, có thể vỡ ra ngoài, hình thành nên đường rò cạnh hậu môn.
Phân loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng, có 5 loại:
Áp-xe dưới niêm mạc
Áp-xe hố ngồi trực tràng
Áp-xe chậu hông trực tràng
Áp-xe giữa các hốc cơ
Áp-xe dưới da
Nguyên nhân bệnh Abces vùng hậu môn-trực tràng
Áp-xe hậu môn là những nhiễm trùng vùng hậu môn.
Những biểu hiện thường thấy của bệnh áp-xe quanh hậu môn là xung quanh hậu môn có những khối nhọt gây sưng tấy và nóng rát ngồi không yên thường bị mất ngủ về đêm khi đi tiểu thường gây đau nhói.
Áp-xe hậu môn gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, vì vậy cần chú ý chữa trị kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây áp-xe quanh hậu môn thường gặp:
Viêm nhiễm: Do các bệnh như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn và phần da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm đều có thể hình thành áp-xe hậu môn.
Thậm chí, viêm loét đại tràng, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém cũng có thể gây bùng phát áp-xe hậu môn.
Do điều trị:các thuốc dùng trong điều trị trực tràng đều có tính kích thích cao, có thể làm hoại tử các mô dẫn đến áp-xe quanh hậu môn.
Hậu phẫu: sau các tiểu phẫu trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng xương cụt ta thường dễ bị viêm nhiễm dẫn đến hình thành áp-xe.
Nguyên nhân khác: như trực tràng có dị vật gây tổn thương viêm nhiễm, u hạt bạch huyết, xạ khuẩn, viêm nhiễm túi trực tràng, hậu môn trực tràng bị loét và lan rộng, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu, thiếu dinh dưỡng hoặc người bị suy giảm kinh niên đều là những nguyên nhân gây ra áp-xe trực tràng.
Áp-xe hậu môn thường không thể tự khỏi, nếu kéo dài lâu ngày không được điều trị sẽ dễ gây ra rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, tái phát lâu ngày còn có thể hình thành ung thư.
Vì vậy, người bị áp-xe hậu môn cần đến các phòng khám chữa bệnh trĩ và bệnh hậu môn trực tràng để khám và điều trị sớm, tránh để bệnh phát triển ngày một nặng hơn và khó chữa hơn.
Điều trị bệnh Abces vùng hậu môn-trực tràng
Khi áp-xe đang hình thành:
Hạn chế nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, loại có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.
Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được áp-xe hình thành.
Giảm đau: Ban ngày, dùng thuốc giảm đau.
Tối, trước khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được.
Ngâm hậu môn trong nước ấm: ngày nhiều lần ngồi vào chậu nước ấm làm bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ áp-xe hình thành nhanh hơn.
Ăn uống:Đại tiện làm bệnh nhân đau, nhất là khi táo bón, bắt bệnh nhân phải rặn.
Vì vậy nên ăn nhẹ, dễ tiêu, nhuận tràng.
Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.
Khi áp-xe đã hình thành:
Điều trị áp-xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ.
Phải can thiệp đúng thời điểm.
Rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành và ổ áp-xe chưa có giới hạn rõ sẽ làm nhiễm trùng lan tỏa.
Can thiệp quá trễ, bệnh nhân sẽ đau đớn kéo dài và mủ sẽ phá vỡ ra vùng xung quanh làm ổ áp-xe lan rộng hay ít ra cũng tạo nên những mô xơ cứng, nguyên nhân của chảy mủ kéo dài.
Vì đụng chạm vào ổ áp-xe và vùng xung quanh bệnh nhân rất đau và ít phải phá vỡ tất cả các ngóc ngách của ổ áp-xe nên phương pháp vô cảm tốt nhất là gây mê toàn thân.
Ở trẻ em thì gây tê mặt nạ, ở người lớn thì gây mê tĩnh mạch cũng đủ để can thiệp vì thời gian can thiệp ngắn chỉ độ 10 phút hay ít hơn.
Rạch thoát mủ:
Áp-xe dưới niêm mạc: Đường rạch sẽ lành tự nhiên và nhanh chóng.
Áp-xe giữa các cơ thắt, áp-xe hố ngồi-trực tràng:
Khi áp-xe ở nông: rạch một đường ngắn ngay trên ổ áp-xe ở tầng sinh môn.
Vì chỉ cần rạch nông ở da, không vào tới cơ thắt nên có thể rạch theo đường nan hoa xe đạp.
Khi áp-xe ở sâu, rạch theo đường vòng song song với các thớ cơ thắt.
Rạch song song với cơ thắt vì đường rạch có thể vào sâu.
Đường rạch cần đủ dài để dẫn lưu thông tốt và để hai mép chậm khép kín.
Những ổ áp-xe ở sâu thường có nhiều vách ngăn, nhiều ngóc ngách.
Cần thiết phải phá vỡ hết các vách ngăn, mở toang các ngóc ngách để mủ thoát ra dễ dàng.
Áp-xe hình móng ngựa: Thương tổn của ổ áp-xe loại này nằm ở phía sau hậu môn, ở bên phải và cả ở bên trái.
Ổ áp-xe thường khá lớn, nhiều ngóc ngách.
Áp-xe chậu hông - trực tràng: Ổ áp-xe nằm rất sâu.
Dùng một kìm dài, nhờ ngón tay trong trực tràng dẫn đường, chọc tháo mủ ổ áp-xe.
Với tất cả các loại áp-xe, phải mở toang, phá hết các ngóc ngách, thoát hết mủ.
Dẫn lưu: Kết thúc cuộc mổ bằng dẫn lưu ổ áp-xe.
Dẫn lưu bằng một ống mềm như khi dẫn lưu áp-xe khoang chậu hông-trực tràng.
Dẫn lưu bằng một mảnh cao su uốn cong.
Dẫn lưu bằng một miếng gạc bấc tẩm thuốc sát trùng.
Gạc tẩm Bestadine có tác dụng tốt.
Khi đường rạch dài và ở thấp, có thể không cần dẫn lưu.
Nguồn: https://mangyte.vn/benhcategory-abces-vung-hau-mon-truc-trang-155.html