Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt
Đại cương
Bệnh Ngoại cảm lục dâm là nhóm bệnh lý có những đặc điểm:
Gây nên do ngoại nhân gồm Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa.
Gây bệnh từ ngoài Kinh lạc đến các Phủ Tạng ở sâu.
Không theo quy luật truyền biến nào.
Bệnh danh luôn bao gồm:
Tên tác nhân gây bệnh.
Vị trí (Kinh lạc, Tạng Phủ) nơi bị bệnh.
Bệnh ngoại cảm lục dâm có 3 mức độ:
Cảm mạo.
Thương.
Trúng.
Bệnh nguyên
Do thấp tà, nhiệt tà xâm phạm đến Can và Đởm.
Bệnh sinh
Thấp nhiệt xâm phạm, nung nấu ở Can, Đởm làm rối loạn chức năng của Can Đởm sinh ra các chứng trạng:
Hàn nhiệt vãng lai: lúc nóng lúc lạnh.
Rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện do Đởm tham gia vào việc làm chín nhừ thức ăn.
Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục (vùng quản lý của Can) mang tính chất Thấp và Nhiệt.
Triệu chứng lâm sàng:
Sốt cao, rét run, hàn nhiệt vãng lai. Đau nặng đầu. Người mệt mỏi, không muốn hoạt động.
Da vàng, miệng đắng, chán ăn, mất ngon miệng.
Đau bụng thượng vị, đau lan hông sườn, buồn nôn, nôn mửa thức ăn chưa tiêu.
Rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác hữu lực.
Bệnh cảnh lâm sàng y học hiện đại thường gặp: Viêm gan cấp, viêm ống mật, túi mật, viêm phần phụ, viêm sinh dục.
Pháp trị
Thanh nhiệt lợi thấp, sơ Can lý khí.
Phương dược sử dụng
Long Đởm tả can thang gia giảm.
Nhiều bài thuốc mang cùng tên nhưng có chỉ định sử dụng khác nhau. Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng. Bài thứ 3 xuất xứ từ Thẩm thị tôn sinh dùng thanh Can nhiệt. Bài thứ 4 xuất xứ từ Mộng trung giác đậu, dùng trong điều trị sởi. Bài Long đởm tả can thang dưới đây xuất xứ từ Cục phương (có tài liệu ghi của Lý Đông Viên).
Có tác dụng điều trị: Tả thấp nhiệt ở Can kinh.
Chủ trị: chữa chứng thực hỏa ở Can đởm, đau mạn sườn, miệng đắng, mắt đỏ, tai ù.
Phân tích bài thuốc: (Pháp Thanh)
Vị thuốc
|
Dược lý YHCT
|
Vai trò của các vị thuốc
|
Long đởm thảo
|
Đắng, hàn. Tả Can Đởm thực hỏa. Thanh hạ, tiêu thấp nhiệt
|
Quân
|
Hoàng cầm
|
Đắng, hàn. Tả Phế hỏa, thanh thấp nhiệt
|
Quân
|
Chi tử
|
Đắng, hàn. Thanh nhiệt tả hỏa. Lợi tiểu cầm máu
|
Quân
|
Sài hồ
|
Bình can hạ sốt
|
Thần
|
Sa tiền tử
|
Ngọt, hàn, không độc. Lợi tiểu thanh Can phong nhiệt, thẫm Bàng quang thấp khí
|
Thần
|
Trạch tả
|
Thanh thấp nhiệt Bàng quang Thận
|
Tá
|
Mộc thông
|
Đắng, lạnh. Giáng Tâm hỏa, thanh lợi Tiểu trường, thanh thấp nhiệt Bàng quang.
|
Tá
|
Đương quy
|
Dưỡng Can huyết
|
Thần
|
Sinh địa
|
Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết.
|
Thần
|
Cam thảo
|
Ngọt, bình. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc. Điều hòa các vị thuốc.
|
Sứ
|
Nếu có kèm khí hư, khí trệ gia: Hương phụ, Mộc hương. Nếu nôn mửa gia Trần bì, Bán hạ.
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
|
Cơ sở lý luận
|
Tác dụng điều trị
|
Khúc trì
Hợp cốc
|
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.
|
Hạ sốt
|
Trung cực
|
Mộ huyệt của Thái dương Bàng quang. Hội của Tam âm kinh và Nhâm mạch
|
Chữa bệnh về sinh dục - tiết niệu.
|
Thái xung
|
Du Thổ huyệt/Can
|
Thanh Can hỏa, chữa chứng đầu choáng, mắt hoa.
|
Thần môn
|
Du Thổ huyệt/Tâm → Tả tử → Tả tâm hỏa.
|
Thanh tâm hỏa, Tả Tâm nhiệt.
|
Uy dương
|
Hạ hợp huyệt của Tam tiêu → Thông Tam tiêu, sơ điều thủy đạo.
|
Lợi tiểu.
|
Phụ lục
Trong bệnh học y học cổ truyền, có những bệnh chứng mà nguyên nhân có thể là ngoại nhân, cũng có thể là những nguyên nhân khác hoặc cả hai. Có trường hợp rất khó xác định nguyên nhân (những trường hợp co giật, động kinh mà khi lên cơn không thể xác định được do nội hay ngoại phong).
Phần phụ lục này sẽ đề cập đến những trường hợp đặc biệt nói trên.
Vị thất hòa giáng
Nguyên nhân và bệnh sinh:
Thấp tà đình đọng. Thấp Vị → Vị bất hòa giáng (đau tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, mửa).
Ăn nhiều thức ăn không tiêu (Thương thực → Vị (Vị khí bất hòa giáng)).
Triệu chứng lâm sàng:
Đau vùng thượng vị, căng tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, ụa mửa ra thức ăn chua nát. Đại tiện mất điều hòa.
Rêu dầy, nhớt dính. Mạch hoạt.
Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:
Trúng thực.
Tiêu chảy cấp.
Trong bệnh cảnh tăng urê máu.
Ốm nghén.
Pháp trị:
Điều Vị giáng khí (nếu do ngoại thấp).
Bài thuốc sử dụng: Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ Cục Phương).
Tiêu thực hòa Vị (nếu do ăn nhiều thức ăn không tiêu).
Bài thuốc sử dụng Bảo hòa hoàn (Ấu ấu tu tri).
Phương dược:
Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ Cục Phương.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc
|
Dược lý YHCT
|
Vai trò của các vị thuốc
|
Thương truật
|
Cay, đắng, ấm vào Tỳ, Vị. Kiện tỳ, táo thấp, phát hãn.
|
Quân
|
Trần bì
|
Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp.
|
Thần
|
Hậu phác
|
Cay, đắng ấm. Vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa, điều hòa đại tiện.
|
Thần
|
Cam thảo
|
Ngọt ôn. Vào 12 kinh.
Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc.
|
Tá – Sứ
|
Bảo hòa hoãn (Ấu ấu tu tri)
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc
|
Dược lý YHCT
|
Vai trò của các vị thuốc
|
Sơn tra
|
Chua, ngọt, ấm vào Tỳ, Vị, can. Tiêu thực, hóa tích (do ăn nhiều thịt không tiêu), phá khí, hành ứ, hóa đờm.
|
Quân
|
Thần khúc
|
Ngọt, cay, ấm, vào Tỳ Vị. Tiêu thực hóa tích, khai Vị kiện Tỳ, thông sữa
|
Quân
|
Mạch nha
|
Vị mặn ấm, vào Tỳ Vị. Tiêu thực, hạ khí, khai Vị hòa trung (ăn bột không tiêu).
|
Quân
|
Trần bì
|
Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp
|
Thần
|
Bán hạ chế
|
Cay, ấm, độc vào Phế, tỳ, Vị. Hành khí, hóa đờm, táo thấp, giáng nghịch, chỉ nôn, chỉ khái.
|
Thần
|
Phục linh
|
Ngọt, nhạt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.
|
Thần
|
La bặc tử
|
Ngọt, cay, bình vào Phế, Tỳ. Hóa đờm, giáng nghịch, lợi niệu.
|
Tá
|
Liên kiều
|
Đắng, lạnh vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, giải cảm thuộc Phong nhiệt, chống nôn.
|
Tá
|
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
|
Cơ sở lý luận
|
Tác dụng điều trị
|
Trung quản
|
Mộ huyệt của Vị
|
Kiện Vị
|
Túc tam lý
|
Hợp thổ huyệt của Vị
|
Thanh Vị nhiệt (Tả)
|
Khí hải
|
Bể của khí.
|
Kiện tỳ trừ thấp
|
Phong long
|
Lạc của Vị. Huyệt đặc hiệu trừ đờm
|
|
Vị âm hư
Nguyên nhân:
Bệnh ôn nhiệt làm tổn thương âm dịch của Vị.
Những trường hợp âm hư lâu ngày sinh nội nhiệt làm tổn thương âm dịch.
Triệu chứng lâm sàng:
Môi miệng khô, nóng. Ăn uống kém, thích uống.
Ợ khan, nấc cục. Đại tiện phân khô cứng. Tiểu tiện ngắn ít.
Lưỡi khô đỏ. Mạch tế sác.
Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:
Viêm dạ dày.
Sau những bệnh có sốt cao kéo dài.
Đái tháo đường.
Pháp trị: Dưỡng Vị sinh tân.
Phương dược: Tăng dịch thang (Thương hàn luận).
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc
|
Dược lý YHCT
|
Vai trò của các vị thuốc
|
Huyền sâm
|
Mặn, hơi đắng, hàn vào phế Vị, Thận. Thanh nhiệt, lương huyết, tả hỏa, giải độc, sinh tân dịch, tán kết.
|
Quân
|
Sinh địa
|
Hàn, ngọt, đắng vào Tâm, can, Thận. Thanh nhiệt, nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết.
|
Thần
|
Mạch môn
|
Ngọt, đắng, mát.
Nhuận phế, sinh tân, lợi niệu.
|
Thần
|
Thiên hoa phấn
|
Ngọt, chua, hàn vào Phế, Vị, Đại trường. Sinh tân chỉ khái, giáng hỏa, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng.
|
Thần - Tá
|
Hoàng liên
|
Đắng, hàn vào Can Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa sáng mắt, chỉ huyết do nhiệt.
|
Tá
|
Nếu táo bón thì gia Đại hoàng.
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
|
Cơ sở lý luận
|
Tác dụng điều trị
|
Tam âm giao
|
Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân. Huyệt đặc hiệu chữa bệnh sinh dục - tiết niệu.
|
Tư âm
|
Xung dương
|
Nguyên của Vị.
|
Dưỡng Vị âm
|
Công tôn
|
Lạc huyệt của Tỳ.
|
|
Khúc trì
Hợp cốc
|
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.
|
Hạ sốt
|
Túc tam lý
|
Hợp thổ huyệt của Vị.
|
Thanh Vị nhiệt (Tả)
|
Thiên xu
|
Mộ huyệt của Đại trường.
|
Hạ .tích trệ trường vị
|
Chỉ câu
|
Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị.
|
Trị táo bón.
|
Can trường hư hàn
Bệnh nguyên: cảm nhiễm hàn tà trên cơ địa Tỳ, Thận dương hư.
Bệnh sinh:
Chức năng của Tỳ là vận hóa thủy cốc, được sự hỗ trợ của Thận dương. Nếu Tỳ Thân dương hư thì sẽ đưa đến Tỳ mất chức năng thăng thanh giáng trọc, do đó chức năng truyền tống phân của Đại trường cũng sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện là đi tiêu phân lỏng, đục thường xuyên.
Hàn thấp phạm Đại trường gây mệt mỏi, tay chân lạnh, ăn uống kém. Đồng thời, Tỳ Thận dương suy gây lòi dom, đau lưng.
Triệu chứng lâm sàng:
Người nặng nề, mệt mỏi, mặt trắng, sợ lạnh, chân tay mát lạnh.
Tiêu chảy ra nước và phân xanh như cứt vịt.
Ăn uống kém, lòi dom, tiểu trong dài, đau lưng.
Lưỡi nhợt, rêu mỏng. Mạch trầm, trì tế.
Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:
Viêm đại tràng mãn tính.
Viêm ruột kết thối rửa.
Rối loạn hấp thu.
Pháp trị: Ôn dương lợi thấp.
Phương dược sử dụng: Chân Vũ thang (Thương hàn luận).
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc
|
Dược lý YHCT
|
Vai trò của các vị thuốc
|
Bạch truật
|
Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thai.
|
Quân
|
Bạch linh
|
Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.
|
Thần
|
Phụ tử chế
|
Cay, ngọt đại nhiệt vào 12 kinh. Hồi dương, cứu nghịch, ôn thận, lợi niệu, ôn bổ Mệnh môn.
|
Thần
|
Sinh khương
|
Cay, hơi nóng vào Phế, Tỳ, Vị. Phát tán phong hàn, ôn Vị, chỉ nôn, chỉ tả, hóa đờm, chỉ khái, lợi thủy.
|
Tá
|
Bạch thược
|
Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.
|
Tá
|
Công thức huyệt sử dụng:
Tên huyệt
|
Cơ sở lý luận
|
Tác dụng điều trị
|
Thiên xu
|
Mộ huyệt của Đại trường
|
Huyệt tại chỗ
|
Đại trường du
|
Du huyệt của Đại trường
|
|
Khí hải
|
Bể của khí.
|
|
Trung quản
|
Mộ huyệt của Vị
|
|
Tỳ du
|
Du huyệt của Tỳ
|
Ôn bổ Tỳ Thận
|
Mệnh môn
|
Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa
|
|
Thận du
|
Bối du huyệt/Thận
|
|
Nguồn: Internet.
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/benh-hoc-ngoai-cam-luc-dam-can-dom-thap-nhiet/)