MangYTe

Bài thuốc dân gian hôm nay

Các bài Thuốc trị quai bị

Hằng năm vào khoảng thời gian giao mùa (thu - đông hoặc đông-xuân) thường xuất hiện bệnh quai bị, Đông y gọi quai bị là “xạ tai”, hà mô ôn” hoặc “tháp tai thũng”.
Mục lục

Bệnh do viêm nhiễm tuyến nước bọt cấp tính, thường do virut gây nên, mang tính dịch tễ, lây truyền nhanh và thường gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, nhiều nhất là 5 đến 8 tuổi.

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ hơi sốt, có cảm giác đau nhức vùng dưới mang tai, sau 4 đến 5 ngày tự khỏi. Khi bị nặng, bệnh nhân sốt cao, gai gai rét, đau đầu, mang tai sưng to, có thể bị một hoặc cả hai bên, cảm giác đau nhức, nhai hoặc nuốt khó khăn, người bệnh bứt rứt khó chịu, mệt mỏi.

Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, để phòng bệnh cần cách ly, hạn chế tiếp xúc, đặc biệt khi bị bệnh nên để trẻ nghỉ ngơi, không nên cho trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm hoặc ra mưa, gió để đề phòng các biến chứng viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng có thể gây vô sinh.

Xin giới thiệu bài Thuốc">Các bài Thuốc thường dùng để chữa trị bệnh này.Bài 1: hạ khô thảo 12g; tam lăng, nga truật, hồng hoa, đào nhân, long đởm thảo, sài hồ mỗi thứ 6g; đương quy, cát cánh, lệ chi hạch, xuyên luyện tử, huyền hồ mỗi thứ 10g; cam thảo 4g. Sắc uống.

Bài 2: sài hồ 8g, ngưu bàng tử 8g; hoàng cầm 8g; bạch cương tàm 8g; thăng ma, cát cánh, thuyền thoái mỗi thứ 6g; cát căn 16g; thiên hoa phấn 10g; thạch cao sống 20g; cam thảo 3g. Sắc uống.

Bài 3: Dùng phương Sài hồ cầm bối thang gồm: sài hồ, bán hạ, mẫu đơn bì, hoàng cầm, chi tử mỗi thứ 10g; bối mẫu 6g; liên kiều, huyền sâm, mẫu lệ mỗi thứ 15g. Sắc uống.

Bài 4: kinh giới 10g, cỏ sữa 10g, rau má 10g, sài đất 10g, kim ngân hoa 12g, sâm đại hành 12g, tang bạch bì 10g, huyền sâm 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo dây 6g, sinh địa 10g. Sắc uống.

Bài 5: đậu đỏ 15g, rễ chàm mèo 15g, thanh bì 6g, kim ngân hoa 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống 3 đến 4 thang liên tục.

Bài 6: Dùng bài Sài hồ cát căn thang: sài hồ 12g, cát căn 16g, thạch cao 24g, thiên hoa phấn 10g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, ngưu bàng 10g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, thăng ma 10g. Sắc uống.

Bài 7:

bản lam căn 10g, đại thanh diệp 10g, liên kiều 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Bài 8: cát căn 6g, xích thược 9g, qua lâu 9g, thiên hoa phấn 9g, liên kiều 9g, đại thanh diệp 9g, kim ngân hoa 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 đến 6 ngày.

Bài 9: Phương Tứ thuận thanh lương ẩm: phòng phong 10g, sơn chi 12g, liên kiều 12g, cam thảo 6g, đương quy 12g, xích thược 10g, khương hoạt 10g, đại hoàng 8g, đăng tâm thảo 10g. Sắc uống.Dược sĩ chuyên khoa 1: Phạm Hinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cac-bai-thuoc-tri-quai-bi-n45782.html)

Tin cùng nội dung

  • Phòng biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị
    Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
  • Nên trữ lạnh tinh trùng khi quai bị có biến chứng
    Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra ở nam giới có thể gây vô sinh do làm tổn thương các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh.
  • Trẻ mắc quai bị tăng, cảnh giác với biến chứng
    Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • 12 tuổi đã bị quai bị rồi, lớn lên có mắc lần nữa không?
    (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Vô sinh do teo tinh hoàn vì bệnh quai bị
    Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Khả năng sinh con khi bị teo tinh hoàn do quai bị
    Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Sợ vô sinh vì tinh hoàn teo sau quai bị
    Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Bài Thuốc chữa quai bị
    Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Đông y trị bệnh quai bị
    Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Bệnh quai bị
    Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY