MangYTe

Khoa học hôm nay

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người

Trên thực tế, theo nghĩa rộng, không chỉ con người mới có chiến tranh. Trong tự nhiên, chiến tranh thường nổ ra giữa các loài động vật, cả giữa các loài động vật cùng loại và giữa các loài động vật khác nhau.
Mục lục

Chiến tranh là cuộc chiến vũ trang giữa con người sử dụng bạo lực, tấn công và giết chóc để đạt được những mục tiêu nhất định.

Đối với những người bình thường, chiến tranh là sự kiện vo cùng tàn khốc, ở đâu ngọn lửa chiến tranh bùng cháy, cuộc sống của con người chắc chắn sẽ bị tàn phá. Dù con người luôn khao khát hòa bình nhưng chiến tranh chưa bao giờ xa rời nhân loại từ những xã hội nguyên thủy xa xôi cho đến những nền văn minh công nghiệp hiện đại.

Trên thực tế, theo nghĩa rộng, không chỉ con người mới có chiến tranh. Trong tự nhiên, chiến tranh thường nổ ra giữa các loài động vật, cả giữa các loài động vật cùng loại và giữa các loài động vật khác nhau. Và xét về mức độ thảm khốc, cuộc chiến giữa các loài động vật không thua kém con người chút nào.

Tại bang Maharashtra ở miền trung và miền tây Ấn Độ, có một ngôi làng tên là Lavul, có dân số khá đông, khoảng 5.000 người. Trong làng có khá ít gia đình nuôi chó, hầu hết đều không có dây xích nên chó trong làng thường rủ nhau đi chơi thành đàn. Ngoài ra, xung quanh làng có rất nhiều chó hoang và đôi khi chúng cũng hòa nhập thành đàn với những con chó trong làng.

Ấn Độ là một đất nước rất nhiều khỉ, người Ấn Độ coi khỉ là loài vật linh thiêng nên số lượng của loài khỉ ở Ấn Độ cũng vô cùng đông đảo.

Một hôm, một con khỉ cái dắt con đi dạo ở cổng làng Lavul. Không rõ vì lý do gì, con khỉ cái lại xung đột với đàn chó trong làng. Tuy nhiên con khỉ cái và con của nó đã nhanh chóng bị mất hút trong vòng vây của đàn chó.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 1.

Theo chuyên gia Stephanie Poindexter tại Đại học bang New York ở Buffalo chuyên nghiên cứu sinh thái học hành vi của linh trưởng, một số động vật như khỉ có thể báo thù. Một số đàn linh cẩu cũng từng báo thù đồng loại của kẻ đã tấn công chúng.

Sau đó, khỉ mẹ chạy thoát khỏi bầy chó, nhưng không may, khỉ con của nó lại bị đàn chó dữ cắn đến chết.

Sau khi khỉ mẹ quay trở lại bầy, và dường như đã thông báo cho cả đàn biết điều gì vừa xảy ra.Ngày hôm sau, nhóm khỉ cử “trinh sát” đến làng Lavul, có vài con khỉ đã liên tục lang thang khắp làng để dò tìm sự phân bố của nhóm chó.

Vài ngày sau, một đàn khỉ đã đi đến Lavul với "đội quân" dày đặc và bao vây chặt chẽ toàn bộ ngôi làng. Chúng liên tục tìm kiếm những con chó trong làng và ném đá khi nhìn thấy những con chó. Bầy khỉ cũng mang những con chó mà chúng bắt được lên mái nhà và ngọn cây trước khi ném chúng xuống.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 2.

Mỗi khi đàn khỉ thấy một con chó tiến đến, chúng liền bắt và đem đi ném từ trên cao xuống đất.

Sau vụ thảm sát, ngôi làng Lavul chứa đầy xác của những con có.Theo thống kê chung của người dân, đàn khỉ đã giết hơn 200 con chó.

Tuy nhiên, cuộc trả thù của nhóm khỉ vẫn chưa kết thúc.Trong khoảng thời gian tiếp theo, chúng tiếp tục đi lang thang trong làng, tấn công những con chó khi nhìn thấy.Dân làng đã phải tìm mọi cách để bảo vệ đàn chó của họ.Tuy nhiên, hành vi bảo vệ đàn chó của người dân làng đã khiến bầy khỉ tức giận hơn, chúng bắt đầu tấn công những đứa trẻ trong làng khi đi học về, khiến dân làng vô cùng hoảng sợ.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 3.

Ngay cả trẻ em cũng bị khỉ truy đuổi, tấn công khi đang đi trên đường. Một học sinh 8 tuổi được cho là đã bị đàn khỉ kéo đi, buộc dân làng phải ném đá để xua đuổi.

Khỉ đấu với chó ở Ấn Độ là trận chiến kinh điển giữa các loài động vật khác nhau.Ở Tanzania, châu Phi cách đó hàng nghìn km, đã xảy ra vụ tấn công thương tâm giữa những con vật cùng loài.

Jane Goodall là một nhà động vật học nổi tiếng thế giới, cô sinh ra ở London, Anh.Năm 1960, Goodall, 26 tuổi, cùng mẹ đến Công viên Quốc gia suối Gombe ở Tanzania, nơi cô tiến hành những nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ về loài tinh tinh.

Câu chuyện xảy ra với đàn tinh tinh này, và Goodall là nhân chứng cho cuộc chiến của tinh tinh Gombe.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 4.

Vào năm 1970, Jane đã ở trong khu rừng nguyên sinh ở Gombe, châu Phi được mười năm, và cô đã rất thân thiết với những con tinh tinh ở đây. Tại đây cô đặc biệt thích một bầy tinh tinh có tên Kasakra - vì đây là một gia đình rất đoàn kết. Cô đã đặt những cái tên đẹp cho nhiều thành viên trong nhóm tinh tinh này.

Trong Công viên Quốc gia suối Gombe, có một bộ tộc tinh tinh được gọi làKasakra.Có hơn 30 con tinh tinh trong bộ tộc này, chúng phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh và sống trong hòa bình. Tuy nhiên khi con thủ lĩnh của bộ tộc qua đời, và trong một thời gian dài không thể chọn được thủ lĩnh mới, bộ tộcKasakrachia thành hai đàn riêng việc.

Đàn ở phía bắc, được gọi làKasakramới, bao gồm 8 con đực trưởng thành, 12 con cái trưởng thành và một số tinh tinh con. Đàn phía nam, được gọi làKahama, bao gồm bảy con đực trưởng thành, ba con cái trưởng thành và một số tinh tinh con.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 5.

Tình hình trong bầy bắt đầu lặng lẽ thay đổi, một con tinh tinh tên là Humphrey lên làm con đầu đàn mới. Jene nhận thấy những con tinh tinh trong đàn ban đầu bắt đầu chia rẽ, một số theo Humphrey đến sống ở phần phía bắc của lãnh thổ, số còn lại sống ở phần phía nam của lãnh thổ.

Lúc đầu, hai đàn mới này không can thiệp đến các hoạt động của nhau, chúng sống cuộc sống của chính mình, cho dù thỉnh thoảng có xích mích nhỏ vì vấn đề lương thực, nhưng đều nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được.

Nhưng sau đó Goodall phát hiện ra rằng một số con tinh tinh đực trong đànKasakramới thường tụ tập lại với nhau để thì thầm điều gì đó.Một ngày nọ, một con tinh tinh của đànKahamatrèo lên cây để hái trái cây, và đột nhiên một số con tinh tinh đực từ đànKasakramới đến bao vây, và chúng kéo con tinh tinh của đànKahamaxuống đất, sau đó đánh đập nó đến chết.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 6.

Cho đến đầu tháng 1 năm 1974, Jane bắt đầu nhìn thấy sáu con tinh tinh đực trưởng thành trong bầy Kasakra mới thường xuyên tụ tập với nhau, và dường như chúng đang thảo luận điều gì. Một tuần sau, một con tinh tinh đực trưởng thành của bầy Kahama đang đi tìm thức ăn một mình, thì bất ngờ nó bị sáu con tinh tinh của bầy Kasakra mới tiến đến và giết chết.

Sau khi con thủ lĩnh của đànKahamabiết được điều này, nó đã lập tức dẫn dắt các thành viên khác trong đàn đi trả thù, và hai bên xảy ra xô xát.

Không ai ngờ rằng cuộc chiến giữa những con tinh tinh này kéo dài suốt 4 năm.Trong suốt 4 năm, giữa hai đàn tinh tinh đã diễn ra nhiều cuộc tranh giành.Chúng dùng răng để tấn công nhau trong trận chiến, sau đó bôi máu của đối thủ lên mình.Bên thắng cuộc cũng sẽ cắn đứt các bộ phận quan trọng trên cơ thể đối phương để khoe chiến tích của mình.

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người! - Ảnh 7.

Bốn năm sau, Jane không tìm thấy con tinh tinh nào thuộc bầy phía nam xuất hiện, chúng có thể chết hoặc mất tích.

Bị áp đảo rõ ràng về số lượng, đànKahamađã phải chịu thất bại thảm hại trong cuộc chiến này.Tất cả những con tinh tinh đực trong đàn đều bị giết, những con cái bị bắt và sáp nhập vào đànKasakramới.

Theo tính toán của Goodall, đànKasakramới chỉ mất một con tinh tinh đực trưởng thành.

Sau đó, Jane Goodall đã viết về cuộc chiến này trong cuốn sách về động vật học của mình, và độc giả quen gọi cuộc chiến này là "Cuộc chiến tinh tinh Gombe".

- Video: Kỳ đà dũng cảm ác chiến với báo hoa mai, nhưng cái kết vẫn rất thảm. Nguồn: Latest Sightings.

1

Theo Đức Khương/Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/chien-tranh-giua-cac-loai-vat-con-bi-tham-hon-nhieu-so-voi-tuong-tuong-cua-con-nguoi-20230731100659105.htm

Theo Đức Khương/Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chien-tranh-giua-cac-loai-vat-con-bi-tham-hon-nhieu-so-voi-tuong-tuong-cua-con-nguoi/20230904093653111)

Tin cùng nội dung

  • Thông điệp từ việc tiêm độc chất vào sừng tê giác
    Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Nuôi dưỡng trẻ từ trong bào thai
    Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Đề phòng nguy cơ mắc bệnh do ăn nội tạng động vật
    Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Nguy cơ dịch bệnh từ buôn bán động vật hoang dã
    Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Tuổi nào nên dùng cao động vật?
    Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Nguy cơ tiềm ẩn từ nội tạng động vật
    Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bị mỡ máu cao không nên ăn nội tạng động vật
    Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Thuốc quý từ tuyến nội tiết động vật
    Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Bị động vật cắn Sơ cứu vết động vật cắn
    Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY