MangYTe

Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cỏ Mực (Nhọ Nồi): Vị thuốc ở nông thôn có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời

Việt Nam được mệnh danh là quốc gia rừng vàng biển bạc với nhiều lợi thế được thiên nhiên ưu đãi. Ngoài ra nước ta còn được biết đến với nhiều loại thảo dược quý hiếm không phải quốc gia nào cũng có.
Mục lục

Một trong số đó là loại cỏ mực có ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết công dụng của cỏ mực trong cuộc sống. Bài viết sau đây xin chia sẻ rõ hơn về loài cây với tên gọi dân gian là cỏ mực này.

Cây cỏ mực là gì?

Cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi hay liên thảo, có tên khoa học là Eclipta Alba, thuộc loại họ cúc. Tên là cỏ mực bởi vì khi vò nát thì ta thấy nước chảy ra màu đen như mực

Cây thuốc phân bố khắp nơi từ bắc đến nam của Việt Nam. Thân cây đứng thẳng, có màu xanh lục hoặc đỏ tía, lá mọc đối nhau, cả thân và lá đều có lông. Hoa màu trắng, thường mọc ở kẻ lá hoặc trên ngọn. Cây có trái nhỏ khoảng 2-3 mm và có 3 cạnh.

/
Hình ảnh cây cỏ mực (nhọ nồi) mọc tại vùng quê Việt Nam

Cây cỏ mực mọc ở đâu?

Cây cỏ mực hay còn gọi nhọ nồi được phân bố rộng rãi khắp các lãnh thổ các nước trên thế giới như ấn độ, trung quốc, pakistan, việt nam và một số nước khu vực đông nam á. tại việt nam cây cỏ nhọ nồi mọc dại ven đường các vùng quê khá nhiều, thảo dược này ưa những nơi có độ ẩm cao, cây phát triển rất tốt.

Công dụng cây cỏ mực

Với dược tính lành, không độc, vị chua có tác dụng dưỡng huyết, thanh lọc thận, thanh nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc, đây là vị thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp như sau:

Chữa trị bệnh ho ra máu

Từ lâu các thầy thuốc cổ truyền đã biết đến cây cỏ mực qua công dụng trị bệnh ho ra máu bằng liều lượng như sau:

Nguyên liệu: 25g cỏ mực, 20g bạch cập, 10g a giao.

Điều chế: cho các vị thuốc trên vào nồi đun cho nước sắc lại, rót ra chén rồi cho a giao vào khuấy đều, dùng để uống 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục trong 7 ngày.

/

Cỏ mực là một vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong nhân dân

Điều trị chảy máu cam hoặc thổ huyết

Đây là 2 căn bệnh thường gặp khi bạn quá căng thẳng mệt mỏi hoặc bị tổn thương dạ dày.

Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g lá sen, 10g trắc bá diệp

Cách làm: cho tất cả vào nồi đun sôi, lấy nước uống 3 lần mỗi ngày. Hoặc nếu bận rộn thì có thể dùng cành và lá cây cỏ mực tươi đem giã và vắt lấy nước uống.

Công dụng cầm máu

Trong cây thuốc có nhiều chất tanin nên dùng để cầm máu rất tốt.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản: cỏ mực phơi khô, tán lấy bột và đắp trực tiếp lên vết thương bị đứt.

Chữa trị chảy máu tử cung

Đây cũng là một trong những công dụng liên quan đến việc dưỡng huyết của cỏ nhọ nồi.

Nguyên liệu: 15g cây cỏ nhọ nồi, 15g lá trắc bá diệp

Cách làm: cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi lấy nước uống, làm liên tiếp trong vòng 7 ngày.

Chữa đi ngoài ra máu

Đây là một trong những căn bệnh liên quan đến đường ruột khá nguy hiểm, nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng sau này.

Cách làm: Lấy cỏ mực tươi nướng trên miếng ngói sạch đến khi nào khô lại, đem tán thành bột rồi lấy khoảng 2 chỉ ( 8g ) hòa với nước cơm, ngày uống 2 lần

Cây cỏ mực chữa suy thận

Đây là căn bệnh thường gặp ở cả đàn ông và đàn bà, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể.

Nguyên liệu: dùng một lượng bằng nhau cây cỏ mực và cây mã đề

Cách làm: rửa sạch rồi giã mát cả 2, vắt lấy nước uống 3 lần mỗi ngày vào lúc đói.

Chữa chảy máu dạ dày, hành tá tràng

Cách làm rất đơn giản: dùng 50g, 4 quả đại táo, cam thảo 15g và bạch cập 25g đun nước sôi để nguội, uống mỗi ngày 2 lần.

Chữa sốt xuất huyết

Nguyên liệu: lấy 16g cỏ mực, 12g lá cúc tần, 20g sắn dây, 16g bông mã đề, 16g kinh giới sao đen và 3 lát gừng.

Cách làm: đem tất cả đun sôi 30 phút với 600ml nước, trong ngày chia 3 lần uống khi còn ấm.

Cây cỏ mực làm đẹp da

Có lẽ đây là công dụng mà được phái đẹp ưa chuộng nhất vì nó giúp cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cần thiết từ đó giúp da dẻ đẹp và tóc đen mượt hơn.

Cây thuốc còn trị được mụn và nám cách làm rất đơn giản, chỉ nấu nước với cỏ mực tươi để uống. Nếu dụng dâu dài thì chúng ta sấy khô đều được.

Đây là một vị thuốc có tác dụng làm đẹp hiệu quả, được các chị em phụ nữ tin dùng từ xa xưa

Cỏ mực trị râu tóc bạc sớm, làm đen tóc

Một trong những công dụng của cỏ mực là chống lão hóa râu tóc, đây là vị thuốc chữa tóc bác khá hiệu quả và rất an toàn.

Cách làm: dùng cây thuốc nấu sao cho cô đặc, tiếp đến cho thêm lượng vừa đủ mật ong và gừng rồi cô đắc lần nữa, để nguội và cho cao vào lọ để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần với 1 muỗng cao và nước đun sôi còn ấm hoặc với rượu gạo.

Chữa kém ăn, ăn không ngon, suy dược cơ thể, gầy yếu

Nguyên liệu : lấy 100g cỏ mực, 100g cỏ mần trầu, 50g gừng.

Cách làm: phơi khô chặt nhỏ sao vàng hạ thổ, cho thêm 3 chén nước dùa tươi nấu đến khi còn 8 phân. Uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng cỏ mực

Phụ nữ có thai không nên dùng cây thuốc này, dễ bị băng huyết có quy cơ dẫn đến sảy thai. Kỵ với những người bị âm hư không có nhiệt, hư hàn tiêu chảy.

Cây cỏ mực đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích thiện bệnh hiểu quả, tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu như sử dụng sai cách và không đúng liều có thể gây ra như nóng rát, nổi đỏ trên da hoặc đau bụng.

Phương pháp làm đẹp da được nhiều người tin dùng, cho đến hiện tại thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra dược lý của cây thuốc này. Do đó, để không phải ủi ro trong quá trình sử dụng thì các bạn nên hỏi í kiến của chuyên gia hay thầy thuốc nhé!

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/co-muc-nho-noi-vi-thuoc-o-nong-thon-co-tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-d195182.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/co-muc-nho-noi-vi-thuoc-o-nong-thon-co-tac-dung-chua-benh-tuyet-voi/20231127091836639)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tài liệu hồi phục sức khoẻ sau mổ tim hở
    Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Nẹp đầu gối Tác dụng như thế nào
    Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Tác dụng hạ sốt của bài Thuốc Ngân kiều
    Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Vị Thuốc quý từ nhót
    Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe - Vị Thuốc quý trị tăng huyết áp
    Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Cây Thuốc vườn nhà
    Một số cây cỏ trong vườn nhà có thể giúp chữa các bệnh thông thường như cỏ mực làm Thuốc rơ lưỡi, nước lá ổi trị tiêu chảy, tần dày trị ho…
  • Phòng chống bệnh tay-chân-miệng bằng thảo dược
    Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ
    Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Dinh dưỡng và sức khoẻ tinh thần
    Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng
    Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY