Trước khi giấy vệ sinh được sử dụng phổ biến, con người đã dùng rất nhiều vật dễ kiếm trong tự nhiên để làm sạch sau khi đi nặng.
Trung quốc đã phát minh ra giấy vệ sinh vào thế kỷ xiv nhưng đến giữa những năm 1800, nó mới xuất hiện ở phương tây. sau đó, phải mất một thời gian dài sản phẩm mang tính cách mạng này mới trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
Trước khi giấy vệ sinh được sử dụng phổ biến, con người đã dùng những thứ dưới đây để thay thế:
Que gỗ: Khoảng 2000 năm trước, người Trung Quốc xưa có một phương pháp vệ sinh khá đặc biệt. Họ sử dụng một cây que làm từ tre hoặc gỗ, được tạo hình giống như một chiếc muỗng (thìa). Một đầu được bọc thêm vải để người dùng có cảm giác thoải mái hơn.
Cát hoặc chất bẩn:Các điều kiện khí hậu khác nhau dẫn đến cách tiếp cận vệ sinh khác nhau. Ở những nơi khô cằn, không tìm thấy thứ gì khác, người ta dùng những nắm cát để làm sạch sau khi đi nặng.
Dùng tuyết:Với những cư dân sống tại vùng lạnh (như người Eskimo), họ phải sử dụng tuyết để chùi và xử lý chất thải sau khi đi toilet. Nhược điểm của phương pháp này rõ ràng là cho cảm giác lạnh lẽo thấu xương. Nhưng đây là một phương pháp vệ sinh nhất, mặc dù nó có vẻ kỳ lạ.
Lõi ngô:Người Mỹ bản địa vào những năm 1700 đã sử dụng lõi ngô khô để vệ sinh sau khi đi đại tiện. Thực tế khi ấy, ngô tại đất nước này rất dồi dào và có đặc tính mềm, dễ thấm hút. Nó có thể không thể mềm mại như giấy, nhưng vẫn an toàn và thoải mái hơn những thứ khác.
Vỏ sò:Nghe có vẻ khó tin nhưng người dân sống trên đảo và ven biển đã dùng vỏ trai để vệ sinh sau khi đi nặng. Nếu không có vỏ, người dân sẽ sử dụng vỏ dừa. Phương pháp này khá khó chịu vì độ cứng và các cạnh sắc của chúng.
Đá:Lau bằng đá là một trong những kỹ thuật vệ sinh lâu đời nhất. Vào thời cổ đại, mọi người chọn những gì tìm thấy một cách dễ dàng xung quanh mình, bao gồm cả đá.
Nước:Ở Ấn Độ, Châu Phi và các nước Ả Rập, theo truyền thống, người ta thường dùng tay trái và một chút nước để vệ sinh. Phương pháp này vẫn được sử dụng ở một số nơi trên thế giới.
Cỏ, lá cây:Đây là phương pháp tổ tiên chúng ta dùng nhiều nhất trong nhiều thế kỷ. Chúng có thể được tìm thấy gần như ở khắp mọi nơi, tương đối mềm và an toàn để sử dụng cũng như dễ vứt bỏ.
Mảnh gốm:Những người Hy Lạp cổ đại sử dụng "pessoi" (các mảnh gốm nhỏ) để vệ sinh sau khi đại tiện. Pessoi có thể được tìm thấy trong các nhà vệ sinh cổ đại, các mảnh này có đường kính từ 3 cm đến 11 cm và được cắt gọt có chủ đích từ đồ gốm cũ hỏng để có các góc mịn hơn.
Dùng giẻ:Tại châu Mỹ và châu Âu trước khi có giấy vệ sinh, người ta thường sử dụng giẻ làm từ vải cũ để chùi. Số giẻ này có thể giặt và tái sử dụng, nhưng số phận thường là trôi nổi dưới cống và gây tắc nghẽn đường thoát nước. Hơn nữa, việc giặt và tái sử dụng lại gây ra khá nhiều lo ngại về vấn đề vệ sinh.
Bọt biển:những người la mã cổ đại đã có một giải pháp thay thế cho giấy vệ sinh thời hiện đại dưới dạng tersoruim (một miếng bọt biển gắn trên một chiếc que).
Báo và tạp chí:bước vào đầu thế kỷ thứ mười tám có sự xuất hiện của báo và tạp chí. chúng có thể được coi là tiền thân gần nhất của giấy vệ sinh thực tế. đọc xong tin tức, nhiều người có thể dùng những tờ báo cũ để "giải quyết hậu quả" sau khi đại tiện.
Theo CL&XH
Link bài gốc Lấy link
https://xahoi.congly.vn/con-nguoi-da-dung-gi-de-thay-the-giay-ve-sinh-truoc-khi-no-ra-doi-335266.html
Theo CL&XH