Thông thường, con gái khi tới tháng sẽ cho ra lượng máu kinh trung bình từ 40 - 60ml, chứng minh sức khoẻ vẫn bình thường, ổn định. Ngược lại, nếu lượng máu ra quá ít hoặc ít hơn so với lượng máu trung bình, cảnh báo cơ thể đang bất ổn, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa tăng cao.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lượng kinh nguyệt không đều?
1. Thiếu dinh dưỡng do giảm cân quá đà
Giảm cân luôn là chủ đề muôn thuở, và được trăn trở nhiều nhất của hội chị em. Thực tế, còn có nhiều người ám ảnh đến mức dù rất cân đối nhưng vẫn muốn giảm cân, và thường xuyên sử dụng các biện pháp giảm cân cực đoan như nhịn ăn, kiêng khem khắt khe, uống thuốc… trong thời gian dài, thói quen này về lầu dai sẽ dẫn dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể.
Kết quả là làm trọng lượng cơ thể bị hạ thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định, kèm theo cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng khiến lượng khí huyết cũng bị hạn chế. Mặt khác, việc kiêng khem quá đà sẽ khiến não bộ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, gây mất cân bằng hormone tạo nên hiện tượng kinh nguyệt bất bình thường
|
Giảm cân quá đà cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều (Ảnh: Internet) |
2. Viêm nhiễm phụ khoa
Dù tình trạng kinh nguyệt không đều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, nhưng đồng thời, việc viêm nhiễm ở cơ quan này cũng sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít ở nữ giới. Viêm nhiễm phụ khoa có thể kể đến các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo…
Trong các bệnh viễm nhiễm phụ khoa, viêm nội mạc tử cung có khả năng cao nhất dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít và nhanh hết. Bởi vì kinh nguyệt được hình thành do sự bong tróc theo chu kỳ của nội mạc tử cung, cho nên khi nội mạc tử cung có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra các triệu chứng như lượng máu kinh ít, màu máu kinh bất thường, thậm chí có thể gây vô kinh sớm.
3. Buồng trứng đa nang
Tình trạng buồng trứng đa nang có thể làm xáo trộn và thay đổi nội tiết, chính thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến các vấn đề kinh nguyệt bao gồm: lượng máu ra ít hoặc thời gian hành kinh gặp vấn đề như chậm kinh, rong kinh, thậm chí mất kinh. Một số dấu hiệu khác khi bị bệnh buồng trứng đa nang chính là: da nhờn, nổi nhiều mụn, mọc nhiều lông, tăng cân bất thường…
4. Estrogen tiết ra không đủ
Estrogen nữ có thể kích thích tăng sản nội mạc tử cung. Nhưng nếu estrogen tiết không đủ, nội mạc tử cung sẽ không thể tăng sinh, từ đó dẫn đến lượng kinh nguyệt giảm, thời gian hành kinh cũng ít đi. Ngoài ra, thường xuyên thức khuya, lo lắng và căng thẳng quá mức… có thể dẫn đến tình trạng tiết estrogen bất thường, gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng xấu đến kinh nguyệt.
Những quy tắc bạn nên tuân theo để khắc phục vấn đề này
1. Quy tắc trong ăn uống
Bạn có biết, chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, nó đi vào trong cơ thể và có khả năng ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan bên trong. Chính vì vậy, nếu muốn cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít, hãy chủ động bổ sung 3 loại thực phẩm sau:
Hạt dẻ: Hạt dẻ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào, đặc biệt là hàm lượng khoáng chất và axit hữu cơ. Nếu có thể, các chị em nên tận dụng những giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ vì nó có thể mang lại hơi ấm tốt hơn cho tử cung, từ đó làm se tử cung và giúp tăng tiết estrogen trong cơ thể, khắc phục hiệu quả tình trạng máu kinh không đủ.
Táo tàu: Táo tàu là loại quả rất giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích. Không chỉ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ sung máu, thúc đẩy lưu thông máu, mà còn giúp giải quyết tình trạng kinh nguyệt không đều, làm ấm tử cung, bảo vệ buồng trứng.
|
Trong táo tàu có nhiều chất chống oxy hóa, có thể trì hoãn sự lão hóa da, cân bằng sự tiết hormone trong cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt không đều hay lượng kinh nguyệt ít ở nữ giới (Ảnh: Internet) |
Súp gà: Kinh nguyệt quá ít là do khí huyết không đủ, nếu gặp tình trạng này chỉ cần bổ sung thêm súp gà là sẽ khắc phục được. Giá trị dinh dưỡng của súp gà rất cao, nữ giới ăn súp gà có tác dụng bồi bổ cơ thể tốt hơn và duy trì khí huyết trong cơ thể, từ đó tránh được vấn đề ra máu kinh ít. Khi máu được bổ sung, quá trình tiết estrogen ở phái nữ sẽ tăng lên, mang lại tác dụng nuôi dưỡng buồng trứng và tử cung tốt hơn, đồng thời có thể trì hoãn quá trình lão hóa.
2. Quy tắc trong sinh hoạt
Ngoài các quy tắc trong ăn uống bạn cần phải thực hiện để chủ động cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, trong sinh hoạt bạn cũng nên xây dựng quy tắc “2 không” với 2 điều không nên làm sau:
Giảm cân quá mức: Đừng vì muốn có một thân hình mảnh dẻ với các vòng đo chuẩn mà cố ép bản thân phải thực hiện các biện pháp giảm cân cực đoan. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa của bản thân mà còn phá vỡ sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, từ đó khiến chức năng buồng trứng suy giảm dần. Tử cung mang đến những tổn thương không thể phục hồi, từ đó gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Thức khuya trong thời gian dài, sắp xếp đồng hồ sinh học không hợp lý: Đối với giới trẻ ngày nay, thức khuya gần như là một phần trong cuộc sống của họ mà không hề biết những ảnh hưởng đối với sức khoẻ đang chực chờ, đặc biệt là với nữ giới. Cụ thể, thức khuya có thể làm lượng estrogen trong cơ thể tiết ra không đều và dẫn đến lượng kinh nguyệt ra ít hơn. Khi máu kinh không đều hoặc ra quá ít sẽ khiến cho nhiều rác thải và chất độc tích tụ trong cơ thể, từ đó gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa, đồng thời nó cũng đẩy nhanh quá trình lão hóa của bản thân.
|
Thường xuyên thức khuya thì không chỉ khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng mà còn gây suy giảm chức năng buồng trứng (Ảnh: Internet) |
Vì vậy, khi có một số tình huống bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, con gái phải hết sức lưu ý và xử lý hiệu quả bằng các phương pháp hợp lý để giữ gìn cơ thể tốt hơn, nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời trì hoãn sự xuất hiện của lão hóa.
Xem thêm: Buổi sáng ngủ dậy có 4 biểu hiện này cho thấy cơ thể bạn đang khỏe mạnh
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin