(HNMO) - Vì bị ám ảnh lúc mổ quá đau nên anh P.C.P (37 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh) không quay lại bệnh viện để rút ống sonde JJ theo lịch hẹn của bác sĩ. Hậu quả, anh P đã phải nhập viện vì nhiễm trùng và suýt bị cắt thận.
(hnmo) - từng bị sỏi thận, phải tán sỏi niệu quản và đặt ống sonde jj cách đây gần 3 năm. tuy nhiên, vì ám ảnh lúc mổ quá đau nên anh p.c.p (37 tuổi ở thành phố hồ chí minh) không quay lại bệnh viện để rút ống sonde jj theo lịch hẹn của bác sĩ. hậu quả, anh p đã phải nhập viện vì nhiễm trùng và suýt bị cắt thận.
Ngày 18-5, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhân P.C.P (37 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh) nhập viện trong tình trạng sức khỏe sa sút, đau nhiều ở vùng hông lưng, đi tiểu gắt, buốt và ra máu. Thậm chí, bệnh nhân không thể ngồi được.
Bệnh nhân cho biết, bản thân từng bị sỏi thận, phải tán sỏi niệu quản, đặt ống sonde jj (có tác dụng lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang) ở một bệnh viện khác cách đây gần 3 năm. sau khi tán sỏi, bác sĩ hẹn phải rút ống thông tiểu sau một tháng. tuy nhiên, vì ám ảnh lúc mổ quá đau, bệnh nhân không quay lại bệnh viện để rút ống thông tiểu.
Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau đớn kèm theo các triệu chứng trên, nên đã đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để thăm khám. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thanh Trúc, Trung tâm Tiết niệu - Thận học chỉ định, bệnh nhân bị sỏi bàng quang và niệu quản. Ngoài ra, ống JJ lưu lại trong cơ thể làm nhiễm trùng gây đau. Do đó, bệnh nhân cần nhập viện ngay và mổ khẩn cấp.
Ca mổ kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, các bác sĩ sử dụng phương pháp nội soi tán sỏi bàng quang, niệu quản và rút ống JJ cũ. “May mắn, bệnh nhân mới chỉ nhiễm trùng, chưa ảnh hưởng đến chức năng thận, nếu không có thể phải cắt bỏ thận”, bác sĩ Phạm Thanh Trúc cho biết.
Sau mổ 3 ngày, bệnh nhân khỏe, có thể đi tiểu, ăn uống, đi lại bình thường và không còn các triệu chứng như lúc nhập viện.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Trúc, thông thường, đặt ống JJ trong niệu quản từ 2 tuần, đến 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Điều này tùy thuộc vào bệnh lý cũng như chất liệu của ống JJ. Nếu ung thư hoặc hẹp niệu quản có thể đặt thông JJ trong thời gian dài và bác sĩ sẽ hẹn người bệnh mỗi năm thay thông JJ mới. Do vậy, bệnh nhân phải tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu người bệnh đặt ống JJ quá lâu không tái khám và thay ống đúng hẹn, có nguy cơ gặp biến chứng như: Nhiễm trùng, tạo sỏi, tắc niệu quản, suy thận…