MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người thầy khuyết tật tự học đào tạo nhiều học sinh đỗ đại học

(MangYTe) - Xuất thân là nông dân, bị liệt một bên chân và chưa từng học qua trường lớp sư phạm, thế nhưng ông Đặng Tiến Dũng (Phúc Đồng, Hà Tĩnh) đã có thâm niên hơn 20 năm dạy học.
Mục lục

Chưa từng nhận mình là thầy giáo, nhưng ông luôn được các cháu trong làng gọi với cái tên thân thương “thầy dũng”. lớp học ấy có gì đặc biệt? làm thế nào để ông dũng có thể dạy dỗ cho nhiều lứa học sinh? tất cả sẽ có trong trạm yêu thương chủ đề “thầy giáo làng” lên sóng lúc 10h00 thứ bảy ngày 10/6/2023 trên kênh vtv1.

Xuất hiện trên sân khấu trạm yêu thương với tấm bảng viết và cây bút, hai đồ vật quen thuộc trong các buổi dạy học, ông dũng xúc động viết 3 từ “trạm yêu thương”. ông chia sẻ mình dạy toán, không dạy tiếng việt nhưng lựa chọn tên chương trình, bởi hai từ “yêu thương” luôn khiến ông trân trọng và đầy cảm xúc khi được viết ra. đó cũng là một trong ba từ khoá mà ông tâm đắc nhất trong quá trình dạy học của mình: “kiên trì, tự hào và yêu thương”.

Thầy Đặng Tiến Dũng

Thầy Đặng Tiến Dũng

Khi được hỏi về hoàn cảnh của mình, giọng ông Dũng trầm xuống: “Năm lên 6, sau đợt sốt rét ác tính lên cơn co giật, tôi bị liệt một chân dù gia đình đã chạy chữa khắp nơi, từ bệnh viện huyện đến bệnh viện tỉnh, kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật đeo bám, khiến tôi phải bỏ dở sự nghiệp đèn sách từ năm lớp 7”. Thế nhưng, niềm khát khao được học hỏi, được chinh phục các con số chưa bao giờ tắt trong lòng cậu bé Đặng Tiến Dũng.

Không được đi học, ông Dũng làm đủ thứ nghề để bươn chải cuộc sống, từ thợ mộc, thợ xây, sửa xe máy, buôn bán cho đến làm nông nghiệp. Sau khi lập gia đình với tổ ấm hạnh phúc cùng 4 đứa con, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng khiến ông chật vật. Vất vả, khó khăn là thế, nhưng hàng ngày đi làm về ông lại cặm cụi nghiên cứu sách vở, trau dồi kiến thức để kèm cặp 4 đứa con. Những tháng ngày đứa con đầu học lớp 1, ông cũng bắt đầu mày mò học lại. Cứ thế con học đến lớp nào là cha học đến lớp đó, ông Dũng tự học và nhiều lúc làm học trò của con.


Những tháng ngày cha và con tự học, kiến thức chỉ gói gọn trong sách giáo khoa thế nhưng 3 trong số 4 người con của ông Dũng đều học giỏi và đã có công việc làm ổn định. Tiếng lành đồn xa, danh tiếng về gia đình hiếu học này nổi danh khắp vùng, nhiều gia đình trong vùng kéo nhau đưa con, đưa cháu đến nhờ ông Dũng kèm cặp: “Thật sự lúc đó rất bất ngờ, thấy phụ huynh gửi gắm con cái cho tôi dạy, tôi rất vui nhưng tôi không có bằng cấp gì nên cũng không dám nhận lời. Cuối cùng, mọi người yêu thương động viên, lại thấy nhiều em học sinh ham học muốn được giúp đỡ nên tôi đã nhận lời”.

Phóng sự của trạm yêu thương đưa khán giả ghé thăm lớp học của thầy giáo làng đặng tiến dũng. mỗi ngày có hàng chục học sinh đến học, ông dũng không phân lớp theo độ tuổi mà theo trình độ. tất cả kiến thức ông đều học hỏi trên sách giáo khoa, nhiều đề bài hóc búa khiến thầy giáo làng phải mày mò cả đêm để giải cho bằng được.



Học trò ai cũng vừa kính vừa thương thầy. Dù đã 70 tuổi, nhưng ông chưa bao giờ ngừng cập nhật kiến thức mới, chuyển đổi cách ôn thi từ tự luận sang trắc nghiệm, có khi ông còn trở thành người bạn tâm tình của các em: “Những học sinh đến với tôi vô cùng đặc biệt, đó là những em từng thi trượt đại học, khi đó tâm lý các em bất ổn, dễ tổn thương, mình không chỉ dạy kiến thức mà còn trở thành chuyên gia tâm lý, tìm xem em hổng kiến thức chỗ nào thì bồi đắp vào chỗ đó”.

Đến nay thầy giáo làng đặng tiến dũng đã đào tạo nhiều lứa học sinh, giúp nhiều em thi đậu đại học. khi hỏi về mong muốn trong tương lai, ông chỉ mong có thêm sức khoẻ để tiếp tục công việc của mình, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ham học. món quà của trạm yêu thương sẽ phần nào chắp cánh cho những dự định của ông dũng bay cao và bay xa hơn nữa.

Những học sinh do người thầy khuyết tật tự học đã đậu vào những ngôi trường nổi tiếng nào? cuốn giáo án của ông đặng tiến dũng có gì đặc biệt? tất cả sẽ được bật mí trong trạm yêu thương chủ đề “thầy giáo làng” lên sóng lúc 10h00 thứ bảy ngày 10/6/2023 trên kênh vtv1.

Mạch Nhiên

Link bài gốc Lấy link

Mạch Nhiên

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-thay-khuyet-tat-tu-hoc-dao-tao-nhieu-hoc-sinh-do-dai-hoc/20230608050128072)

Tin cùng nội dung

  • Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ
    Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (32 tuổi) với thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, nhưng vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
  • Tình yêu đẹp như cổ tích của cặp đôi chồng tí hon
    Bước qua độ tuổi thanh xuân nhưng anh Nguyễn Văn Thắng (36 tuổi, Nghệ An) và Nguyễn Thị Sương (31 tuổi, Hà Tĩnh) chỉ cao hơn 1,3 m do căn bệnh rối loạn tuyến yên. Thân hình tí hon nên cả hai gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống. Vượt lên số phận, cả hai không những có việc làm ổn định mà còn viết nên câu chuyện tình yêu đẹp.
  • Chồng tâm thần, vợ động kinh và nghị lực vượt khó, xây dựng gia đình
    Chị Hoàng Thị Quy (48 tuổi, Hưng Yên) sinh ra trong một gia đình nghèo khó, từ nhỏ đã mồ côi cha và mắc chứng động kinh. Gia cảnh khó khăn, chồng lại mắc chứng tầm thần phân liệt nên chị Quy gánh trên vai mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Dù không hoàn hảo nhưng họ đã cùng nhau tạo nên một gia đình có hai người con chăm ngoan, học giỏi.
  • Người phụ nữ bị chồng thiêu sống ước mơ viết sách lan tỏa nghị lực sống
    Bị chồng thiêu sống, bỏng nặng toàn thân 92%, chị Lê Thị Kim Ngân (33 tuổi, Phú Yên) không nhớ nổi mình đã phải phẫu thuật mất bao nhiêu lần. Thế nhưng, không chỉ hồi phục một cách kì diệu trước tiên lượng dè dặt của bác sĩ ngày mới nhập viện, chị Kim Ngân còn sống và nuôi dưỡng một mong ước đặc biệt.
  • Nữ sinh 24 năm đi bằng đầu gối lan tỏa nghị lực sống
    Không có một đôi chân lành lặn, phải di chuyển bằng đầu gối nhưng Phạm Thị Thu Thủy, sinh viên năm cuối Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm TP HCM luôn duy trì lối sống tích cực.
  • Người cha gà trống nuôi con và cuốn sổ tạ ơn đặc biệt
    Một mình nuôi 4 con nhỏ sau khi vợ mất, cuộc sống của anh Trần Văn Thắng (43 tuổi, Hải Hà, Quảng Ninh) càng thêm chật vật khi cậu con trai út không may mắc bệnh lạ. Niềm tin và động lực giúp cha con anh đi qua hết khó khăn này đến khó khăn khác nằm trong cuốn sổ đặc biệt mà lúc nào anh Thắng cũng mang theo bên mình.
  • Người thầy khuyết tật vinh dự nhận danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú 2020
    Dù việc di chuyển gặp nhiều khó khăn do đôi chân bị teo cơ nhưng suốt 26 năm qua, thầy giáo Nguyễn Đức Trường vẫn miệt mài tới lớp, truyền cảm hứng, nghị lực, thắp sáng ước mơ cho bao học sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY