MangYTe

Sản khoa hôm nay

Tiếp nhận theo dõi thai kỳ, khám và điều trị cho phụ nữ mang thai với các bệnh lý đi kèm của thai nhi và phần phụ của thai (trừ những bệnh truyền nhiễm). Điều trị thai nghén nguy cơ cao sau hỗ trợ sinh sản như IVF, IUI, thai phụ có hội chứng kháng photpholipide…Điều trị dọa đẻ non ở đa thai bằng nội khoa (sử dụng thuốc) hay ngoại khoa (khâu CTC, nong hay sử dụng vòng). Điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, toác vết mổ thành bụng, viêm gan, lao, HIV/AIDS bệnh lây nhiễm khác. Các bệnh lý thường gặp như: rau tiền đạo, rau bong non, thai chết lưu, thai bong non, thai chậm phát triển trong tử cung, tiền sản giật,...

Nguyên nhân và phương pháp giảm đau bụng kinh

Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Mục lục

Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh. Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ thêm về tình trạng đau bụng kinh trong chu kì kình nguyệt.

Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát:

Thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2-3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra:

Lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ , u nang cơ tử cung, đặt vòng Tr*nh th*i …cũng có thể gây đau bụng kinh. Yếu tố di truyền từ mẹ sang con: các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái cũng sẽ có khả năng bị đau bụng kinh cao hơn.Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại. Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…. Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Các chị em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây tình trạng đau bụng kinh để có phương pháp khắc phục, điều trị thích hợp nhất.

Có điều rất nguy hiểm khi thấy đau bụng kinh các bạn gái thường thói quen sử dụng Thu*c giảm đau … Tuy nhiên việc quá lạm dụng Thu*c giảm đau khi thấy đau bụng kinh trong chu kì kinh nguyệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Thu*c giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào Thu*c, một số tác dụng phụ của Thu*c gây ảnh hưởng sức khỏe của chị em.

Việc sử dụng phương pháp đông y giúp giảm đau bụng kinh là lựa chọn an toàn đối với chị em. Trong dân gian một số vị Thu*c có tác dụng giảm đau bụng kinh như: Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, Hồng hoa…Các vị Thu*c trên được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi chứng minh được tác dụng trong việc giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Bên cạnh đó chị em nên áp dụng một số phương pháp giảm đau bụng kinh như:

Nên chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng).

Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.

Giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.

Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng.

Massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.

Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguyen-nhan-va-phuong-phap-giam-dau-bung-kinh-254.html)

Tin cùng nội dung

  • Phương pháp độc đáo chữa đái dầm ở trẻ
    Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Bài Thuốc chữa đau bụng sau sinh
    Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • 5 bài Thuốc giúp giảm đau nhức khớp
    Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Hạ đường huyết nguyên nhân và cách phòng chống
    Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Nguyên nhân Mức cholesterol cao
    Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Nguyên nhân Vô sinh ở nam
    Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Tìm hiểu nguyên nhân bệnh Trầm cảm
    Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Dùng ibuprofen giảm đau, chống viêm
    Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Kế hoạch hoá gia đình bằng các phương pháp tự nhiên
    Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Đau bụng
    Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY