MangYTe

Tình yêu và giới tính hôm nay

Những câu hỏi thay đổi cuộc đời bạn

Hãy lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm sống của “Nữ hoàng Talk Show” Oprah Winfrey.
Mục lục
Nếu bạn đã từng lo ngại khi thấy trong đầu mình cứ xuất hiện những câu hỏi: bây giờ mình nên đi đâu? mình nên ăn gì?... giống kiểu trẻ lên ba tập nói, thì giờ đây bạn có thể yên tâm khi các nhà khoa học chứng minh rằng: Nếu bạn vẫn tiếp tục tự đặt ra những câu hỏi như thế, thì có nghĩa là đầu óc bạn vẫn nhanh nhạy bất chấp tuổi già.

Chính bản thân tôi, khi được đề nghị đưa ra những câu hỏi quan trọng cho bản thân, lúc đầu tôi thường có chút lúng túng. Nhưng sau đó tôi sớm nhận ra rằng, chỉ cần có ngữ cảnh là mình có thể đặt ra mọi câu hỏi. Ví như: Để được an toàn, chúng ta cần đặt ra câu hỏi: "Mình đã nhớ thắt dây an toàn chưa nhỉ?"; Để tiết kiệm tiền, câu hỏi sẽ là: "Mình sẽ cần bao nhiêu tiền nghỉ hưu trước 90 tuổi?"; Hay như hàng ngày bạn vẫn thường tự hỏi: "Mình sẽ mặc gì hôm nay?" và "Mình nên ăn cái gì trước đây?"…

Là người có tâm lý không vững vàng khi đưa vấn đề chủ quan này trở nên có ý nghĩa, nên tôi đã đưa ra một quyết định táo bạo. Qua giao tiếp và qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi đã nhờ những người phụ nữ mình quen biết hoặc chưa quen làm việc trong mọi lĩnh vực, tầng lớp, nghề nghiệp… tự đặt ra những câu hỏi cho chính bản thân họ. Cuối cùng tôi cũng đã tổng hợp được những câu hỏi mà mọi người nêu ra nhiều nhất và sắp xếp thành 13 câu hỏi quý giá sau đây và mong chúng sẽ giúp ích cho bạn.

Tôi tin rằng, nếu tự đặt ra và trả lời 13 câu hỏi này mỗi ngày, bạn có thể thay đổi cuộc sống của chính mình.

1. Tôi nên tự hỏi bản thân điều gì?

Lúc đầu, tôi nghĩ câu hỏi này không cần thiết. Nhưng không phải vậy. Nếu không có câu hỏi này, bạn sẽ không hỏi được những câu tiếp theo, vì thế đây sẽ là câu hỏi cực kỳ quan trọng. Nó tạo cho bạn tâm lý cảnh giác và suy nghĩ thấu đáo hơn khi tìm kiếm các thông tin cần thiết nhất trong mọi tình huống. Vì vậy hãy thường xuyên sử dụng nó.

2. Liệu đây có phải là những gì tôi muốn làm?

Đây chính là thời điểm để bạn có thể thay đổi mọi thứ khi tự hỏi bản thân nhiều lần mỗi ngày. Nếu câu trả lời là không, bạn hãy chú ý đến những việc bạn muốn làm. Vì vậy, hãy bắt đầu công cuộc này ngay.

3. Tại sao tôi lại phải lo lắng?

Hai chữ “lo lắng” chân thành này hoàn toàn có thể trấn an tâm trí bạn. Lo lắng hiếm khi mang lại hành động tích cực, nó chỉ làm bạn thêm đau đầu, sợ hãi vô ích về các sự kiện giả định, khiến bạn đánh mất hạnh phúc hơn là đảm bảo hạnh phúc.

Một số nhà tâm lý học cho rằng: khi chúng ta chú trọng đến lòng biết ơn, chúng ta sẽ không bắt một phần nào đó của não bộ phải lo lắng nữa. Điều đó thực sự rất có ích.

4. Tại sao tôi thích (mùi hôi) hơn là (nước hoa)?

Bạn có thể điền bất kì từ nào bạn muốn vào dấu ngoặc. Bạn có thể thích xem tivi hơn tập thể dục, thích những chàng trai hư hỏng hơn là tốt bụng, thích đi bar hơn là đọc sách… Dù là gì đi nữa thì cuối cùng, phụ nữ vẫn thường không bao giờ thích những thứ đáng lẽ ra họ phải thích.

Tuy nhiên, việc ép mình phải thích “cài này” hơn là “cái kia” khiến chúng ta có những thói xấu khi biến việc bị ép buộc này trở thành sở thích giả tạo. Vì vậy bạn đừng nên ép mình phải thích những gì mà bản thân thật không thích. Điều đó sẽ dẫn bạn đến việc đánh mất chính bản thân mình.

5. Tôi muốn thay đổi những gì thế giới đang ?

Sự tồn tại của bạn đã là một nhân tố trong lịch sử thế giới. Giờ thì bạn muốn mình thuộc loại nhân tố nào? Có thể bạn biết mình có mặt trên thế giới để tạo ra sự thịnh vượng toàn cầu, một gia đình hạnh phúc hay một chiếc nhẫn tuyệt vời. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ thì hãy luôn hỏi mình câu hỏi này. Cuối cùng, thì bạn cũng sẽ vạch ra được những kế hoạch rõ ràng hơn cho cuộc đời của mình. Hãy sống một cách có hoạch định trước, đừng sống cho qua ngày !

6. Sống trên thế giới này, tôi muốn có khác biệt gì cho bản thân?

Dù ít hay nhiều thì thế giới này cũng sẽ thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn muốn có những kinh nghiệm gì trong thời gian ngắn ngủi sống trên thế giới này ? Hãy lập một danh sách, hãy tạo những kế hoạch phải thực hiện bằng được. Việc này không hề kiểm soát mà sẽ định hình tương lai cho bạn.

7. Một cô gái sang trọng sẽ chặc lưỡi vứt bao nhiêu đồ tạp nham nếu có thể bỏ đi?

Tôi tin rằng, người đầu tiên đặt ra câu hỏi này chính là Lão Tử, bởi Người cũng viết: “Để học, mỗi ngày hãy thêm một thứ. Để minh tuệ, mỗi ngày hãy bớt đi một thứ”. Thực tế là: bạn sẽ tiến bố hơn mỗi ngày nếu bỏ qua những mối quan hệ không cần thiết, một số vật dụng cá nhân hay suy nghĩ quá nhiều. Hãy vứt bỏ những đồ tạp nham đó đi. Minh tuệ đang chờ bạn!

8. Cơ thể đang muốn nói gì với tôi?

Như tôi thường nói, suy nghĩ là một cô gái trẻ dễ bị lung lay – có nghĩa là não bộ của tôi, cũng như các bạn, đều dễ dàng thu nhận những niềm tin phù hợp với cách tư duy, hay thậm chí là định kiến tồn tại trong chúng ta từ trước đó.

Cơ thể hiểu chúng ta hơn suy nghĩ. Nó là một thực thể khôn ngoan và có khả năng vô tận/ rất được việc. Nó tránh những điều xấu cho chúng ta và hướng đến những điều tốt. Vậy hãy để mặc nó làm việc.

9. Mình đang trao đổi những kí ức tiềm năng gì và những gì thu về liệu có đáng không?

Tôi đã từng đọc câu chuyện về một thế giới – ở nơi đó mọi người bán những kỷ niệm như cách chúng ta bán huyết tương. Nhân vật chính là một con nghiện, anh ta đã phải mang những kỷ niệm đi cầm để có thuốc, mặc dù anh ta đã thề không bao giờ bán những ký ức về tình yêu. Nhưng con nghiện trong anh đã chiến thắng. Sau này, anh ta không hề biết được sự mất mát to lớn đã bán đi. Nhưng đối với độc giả, cuộc trao đổi này thật ghê sợ.

Mỗi khi bạn chọn sự chấp nhận xã hội mà không chọn những mong muốn của trái tim mình, hoặc chọn lợi ích tài chính hơn là chọn đạo đức, hay chọn nơi thoải mái cho mình hơn là cuộc phiêu lưu được sinh ra để trải nghiệm, thì có nghĩa là bạn đang làm một thỏa hiệp với quỷ dữ. Đừng làm như vậy.

10. Làm ở đâu để chỉ cần làm ít nhưng thu được nhiều?

Thật đơn giản. Để tối đa hóa khoảng thời gian dành cho niềm đam mê, hãy tối thiểu hóa mọi thứ khác. Ngày nay, bạn có thể tìm ra máy móc hoặc người giúp đỡ để hỗ trợ gần như tất cả mọi thứ. Hãy sáng tạo những nguồn lực sẵn có để cho mình thêm nhiều thời gian hơn trong cuộc sống.

11. Làm thế nào để bản thân luôn được an toàn?

Câu hỏi này sẽ cho bạn câu trả lời: bạn không thể! Cuộc sống vốn không có gì là chắc chắn. Cách đối phó với hiện thực không phải để kiểm soát hay cứng nhắc hơn trong cuộc sống mà là để rèn luyện lòng dũng cảm. Vì vậy, bạn hãy làm tất cả những gì mình muốn bất chấp sự sợ hãi.

12. Những ý nghĩ bị tổn thương hay được hàn gắn?

Tình cảnh có thể đe dọa đến cuộc sống và cơ thể bạn, nhưng suy nghĩ lại mang đến sự bất an cho bạn. Tự kể cho mình một câu chuyện tiêu cực về hoàn cảnh sẽ đem đến nỗi đau. Tự kể một câu chuyện tích cực hơn sẽ giúp bạn tăng thêm niềm vui. Dù ở bất cứ đâu, đang làm việc gì, bạn cũng hãy chọn những suy nghĩ khiến trái tim bạn gắn kết với nhau, thay vì xé tan nó.

13. Rất thật lòng: Đây có phải là điều tôi muốn làm?

Đã vài giây trôi qua kể từ lúc bạn tự hỏi mình câu này. Hãy hỏi lại một lần nữa, không phải để rước thêm bực bội hay thất vọng vào người mà để chọn xem điều gì nên làm để trải nghiệm hiện thời thêm phần thú vị. Vì vậy, hãy tiếp tục công cuộc thay đổi bản thân mình.

Khánh Ly

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/nhung-cau-hoi-thay-doi-cuoc-doi-ban-17749/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY