MangYTe

Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB
Mục lục

bệnh viêm não nhật bản có phòng ngừa được không? Bằng cách nào?

bệnh viêm não nhật bản cho tới nay chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.


Tiêm vắc xin viêm não nhật bản là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả và khả thi nhất


Ngoài ra phối hợp các biện pháp phòng chống khác như: kiểm soát muỗi Culex truyền bệnh; kiểm soát động vật mang vi rút gây bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, quy hoạch và cải tạo khu vực dân cư, khu chuồng trại chăn nuôi để giảm tá c hại của véc tơ và vật chủ truyền bệnh.


bệnh viêm não nhật bản ai là người thực hiện các biện pháp phòng chống chủ động?

Mọi người dân trong cộng đồng đều có trách nhiệm và có khả năng phòng chống bệnh viêm não nhật bản, duy trì sức khoẻ và sự toàn vẹn về thể lực và tinh thần cho thế hệ trẻ.


Các cộng tác viên (CTV) cộng đồng (nhân viên y tế thôn bản, cán bộ địa chính quyền và đoàn thể ở địa phương, giáo viên mẫu giáo, mầm non và trường phổ thông cơ sở, người tình nguyện khác), các học sinh phổ thông...sẽ là lực lượng quan trọng duy trì hoạt động phòng chống bệnh viêm não nhật bản thường xuyên ở cộng đồng.


Cán bộ y tế ở tuyến cơ sở (tuyến xã và huyện) là lực lượng chính trong việc phát hiện bệnh dịch và tổ chức công tác phòng chống viêm não nhật bản cho cộng đồng.


Cán bộ y tế dự phòng chuyên trách ở tuyến tỉnh, tuyến trung ương có nhiệm vụ theo dõi, đánh giá và duy trì hoạt động dự phòng chủ động viêm não nhật bản thường xuyên trên toàn tỉnh và khu vực.


bệnh viêm não nhật bản và hoạt động của đội ngũ CTV cộng đồng như thế nào?

Đội ngũ CTV cộng đồng là tổ chức tình nguyện, do chính quyền địa phương đứng ra tổ chức, hoạt động theo sự hướng dẫn chuyên môn của Trưởng trạm y tếxã/phường. Tiêu chuẩn lựa chọn: những người nhiệt tình với sức khoẻcộng đồng; có thời gian cho hoạt động; có trình độ học vấn nhất định; chịu sự phân công của chính quyền, đoàn thể.


CTV phòng chống bệnh viêm não nhật bản thường được lồng ghép là CTV của các chương trình sức khoẻ khác như phòng chống sốt xuất huyết, sốt rét...


Đội ngũ CTV phải được tập huấn những kiến thức cơ bản về bệnh viêm não nhật bản và được hướng dẫn thực hành cách phòng chống. Việc tập huấn cho CTV do Trung tâm YTDP tuyến huyện, với sự trợ giúp của y tế xã, thực hiện hàngnăm trong thời gian của Dự án và định kỳ hàng năm sau đó.


Tiêm vắc xin viêm não nhật bản tại sao lại là biện pháp có hiệu quả nhất?

Tiêm vắc xin là biện pháp gây miễn dịch đặc hiệu và lâu bền cho mọi người.


Các chế phẩm vắc xin viêm não nhật bản hiện nay có hiệu quả bảo vệ trên 90% số người được tiêm ngừa.


Việt Nam đã sản xuất được vác xin viêm não nhật bản bất hoạt từ não chuột kể từ năm 1993, có hiệu lực bảo vệ rất cao (cho 98% số trẻ được tiêm đủ 3 mũi vác xin), tính an toàn cao và giá thành hạ. Vác xin viêm não nhật bản được đưa vào chương trình TCMR nước ta từ năm 1997, hiện đã tiêm ngừa cho khoảng 65% số trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước.


Vắc xin viêm não nhật bản nên được tiêm phòng vào thời gian nào?

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình TCMR. Có thể tiêm nhắc sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3.


Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vác xin viêm não nhật bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm.


Đối với người lớn: nếu chưa từng tiêm vác xin Viêm não nhật bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêmliều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.


Nên tổ chức tiêm trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin viêm não nhật bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vác xin mũi thứ 3.


Vắc xin viêm não nhật bản nên dùng cho những đối tượng nào?

Vắc xin Viêm não nhật bản được khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh viêm não nhật bản, nhất là với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình TCMR.


Khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh viêm não nhật bản lưu hành.


Viêm não nhật bản những trường hợp nào không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin?

Những người có cơ địa quá mẫn với thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vác xin viêm não nhật bản lần tiêm trước.


Những người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.


Những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính.


Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.


Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS.


Lịch tiêm chủng vắc xin viêm não nhật bản như thế nào?


Liều gây miễn dịch cơ bản: Tiêm đủ 3 mũi:


Liều tiêm nhắc lại: Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin viêm não nhật bản (liều 1 ml, dưới da) khoảng 5 năm sau liều gây miễn dịch cơ bản.


Tiêm vắc xin Viêm não nhật bản có thể gặp những tác dụng phụ nào?

Một tỷ lệ nhất định người tiêm vác xin Viêm não nhật bản có thể bị tác dụng phụ, cụ thể:


Phản ứng phụ có thể được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám, hỏi kỹ tình trạng của trẻ trước khi tiêm cũng như theo dõi tiếp, cho trẻ nghỉ ngơi sau khi tiêm trong vòng 30 phút.


Viêm não nhật bản trước khi tiêm vắc xin cần thực hiện các quy định gì?

Thông báo cho gia đình hoặc người được tiêm về các lợi ích khi sử dụng và nguy cơ khi không sử dụng vác xin viêm não nhật bản.


Kiểm tra việc chuẩn bị để đối phó với những phản ứng phụ nặng tức thời xẩy ra.


Đọc kỹ các thông tin về chế phẩm vác xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất.


Kiểm tra lại hạn sử dụng, kiên quyết loại bỏ những lọ vác xin hết hạn.


Kiểm tra và đảm bảo vác xin không từng bị đông băng hoặc ở nhiệt độ cao.


Kiểm tra họ tên người được sử dụng vác xin, đối chiếu với phiếu tiêm chủng.


Kiểm tra và hỏi về tình trạng sức khoẻ của đối tượng để phát hiện các chống chỉ định hoặc hoãn tiêm


Viêm não nhật bản phải làm gì sau khi tiêm vắc xin cho trẻ?

Nói với đối tượng về những phản ứng thông thường và những phản ứng nặng cần được theo dõi, phát hiện sau khi tiêm.


Nói với bà mẹ theo dõi tiếp trẻ trong vòng 30 phút để phát hiện kịp thời những phản ứng phụ có thể gặp.


Ghi phiếu tiêm chủng. Hẹn thời gian tiêm lần sau.


Viêm não nhật bản - nội dung chính phòng chống vectơ truyền bệnh là gì?

Có 3 nhóm biện pháp chính:


Viêm não nhật bản và cách chống muỗi đốt bằng những biện pháp nào?

Nằm màn thường xuyên, có thể sử dụng màn tẩm hoá chất permethrin có hiệu lực xua diệt muỗi trong vòng 3 tháng.


Sử dụng tấm rèm che chống muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ nhà ở và chuồng gia súc. Có thể tẩm rèm, mành che bằng permethrin, có tác dụng bảo vệ trong vòng vòng 3 tháng.


Sử dụng bình xịt hoá chất cá nhân, hương muỗi cho các không gian khép kín nhằm diệt muỗi trưởng thành. Dùng hương muỗi hoặc xông khói cho chuồng gia súc.


Duy trì mặc quần áo dài ống, đi tất cho trẻ em nhằm hạn chế muỗi đốt, nhất là vào giờ cao điểm (6-10 giờ đêm).
Sử dụng các biện pháp xua đập muỗi cơ học vào lúc chập tối và sáng sớm cho nhà ở và chuồng gia súc.


Sử dụng kem xua ngoài da hoặc các biện pháp chống muỗi đốt khác cho trẻ em và người chăm sóc, thu hoạch vải, nhãn khi làm việc tại khu vườn cây ăn quả, nhất là vào mùa bệnh viêm não nhật bản.


Những tác nhân sinh học nào có thể diệt bọ gậy loăng quăng muỗi Culex?

Những loài cá có vẩy ăn nổi, có năng xuất cao được nuôi tại ao, hồ, các thủy vực lớn.


Những loài cá nhỏ, có sức chống chịu hạn cao được nuôi thả, duy trì tại các ruộng lúa nước hoặc thuỷ vực nhỏ quanh khu dân cư, khu chuồng trại gia súc.


Những loài cá hiện đang được khuyến khích nuôi thả để diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cũng có thể diệt ấu trùng muỗi Culex, tuy với hiệu quả thấp hơn.


Có nên sử dụng hoá chất diệt muỗi trưởng thành ?

Có thể sử dụng hoá chất diệt côn trùng để phòng bệnh VNNB; tuy nhiên đây không phải là biện pháp được khuyến khích và phải có chỉ định chặt chẽ của Trung tâm YTDP tuyến tỉnh hoặc Viện VSDT/Pasteur khu vực.


Có thể sử dụng những kỹ thuật sau để diệt muỗi trưởng thành:


    bệnh viêm não nhật bản (tháng 3-4), áp dụng cho vùng có lưu hành bệnh viêm não nhật bản mức độ nặng. Thường sử dụng hoá chất nhóm pirethroidhoặc lân hữu cơ.
  • bệnh viêm não nhật bản, cùng với mật độ muỗi culex tăng rất cao. Thường sử dụng hoá chất Deltamethrin (K-othrin) có tác dụng diệt muỗinhanh, rất ít độc.

Viêm não nhật bản - Tại sao cần di rời chuồng gia súc ra xa nhà ở và mức độ di rời?

Loài muỗi Culex rất ưa đốt hút máu gia súc nhất là lợn, ngoài ra có thể đốt hút máu trâu, bò, ngựa, dê, chó, mèo, thỏ....


Muỗi thường trú đậu ở đồng lúa, nhưng cũng có thể trú đậu ở bờ bụi quanh chuồng gia súc, hoặc ở ngay trong khu chuồng gia súc nếu chúng ta không chú ý vệ sinh chuồng trại và thường xuyên xua diệt muỗi cho gia súc.


Trong quá trình di chuyển từ cánh đồng hoặc bờ bụi quanh nhà vào chuồng gia súc nếu gặp người muỗi có thể đốt và truyền bệnh viêm não nhật bản cho con người.


Khi quy hoạch khu gia đình nên duy trì khoảng cách giữa chuồng gia súc với nhà ở càng xa càng tốt, tối thiểu đạt được khoảng cách 50 mét. Chuồng gia súc phải được xây kín đáo song thông thoáng, có mái che và nên có mành rèmche cửa ra vào để chống muỗi; được làm vệ sinh thường xuyên.


Cải tạo khu dân cư theo hướng nào để có thể hạn chế tác hại của muỗi và vật chủ truyền bệnh viêm não nhật bản ?

Nhà ở làm thông thoáng song kín đáo để có thể treo lưới, rèm, mành kiểm soát và hạn chế sự ra vào của muỗi trưởng thành.


Xây dựng chuồng gia súc xa khu nhà ở, khu làm việc, khu nhà trẻ, trường học.


Xây dựng khu vườn cây ăn quả, nhất là vườn nhãn, vải hấp dẫn chim tu hú, liếu điếu xa nhà ở và khu làm việc, nhà trẻ, trường học phổ thông; kết hợp sử dụng hoá chất nông nghiệp để hạn chế sự phát triển của muỗi.


Xây dựng công trình cấp thoát nước quanh khu gia đình để làm sao có thể kiểm soát, hạn chế muỗi sinh sản.


Hạn chế tối đa các bờ bụi cây hoang dại quanh khu nhà ở có thể làm nơi trú đậu của muỗi.


Viêm não nhật bản và cách đối với các nguồn nước là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh viêm não?

Đối với các thủy vực lớn (ao, hồ, đầm, khúc sông...): nên thường xuyên làm sạch rong rêu (vật thể bám và trú ẩn của ấu trùng muỗi), nuôi thả các loại cá ăn nổi , duy trì có mật độ cao đặc biệt vào mùa xuân –hè và mùa hè.


Đối với các nguồn nước nhỏ hơn: như vũng nước, rãnh thoát nước, bể nước lớn hoặc bể cảnh lớn trong nhà...nếu không lấp bỏ được thì cần làm cạn, làm vệ sinh khơi thông dòng chảy thường xuyên hoặc thả cá có thể ăn bọgậy các loài muỗi.


Những vật chứa nước phế thải nhỏ quanh khu dân cư cũng có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh VNNB, vì vậy cũng cần được thu gom, lật úp, tiêu huỷ hàng ngày hoặc bằng các chiến dịch vệ sinh môi trường.


Đối với khu ruộng lúa nước, nhất là các chân ruộng lúa nước sát khu dân cư nên chú ý khâu điều tiết tưới tiêu, kết hợp nuôi thả cá có khả năng chống chịu hạn cao để ăn bọ gậy.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-chong-benh-viem-nao-nhat-ban-23.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY