Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
Th.S - BS.CK2, Trần Ngọc Lưu Phương, Phó khoa Nội tiêu hóa, BV Nguyễn Tri Phương (TP HCM) cho biết,
teo niêm mạc dạ dày">bệnh
teo niêm mạc dạ dày xuất hiện khi lớp áo bên trong dạ dày vốn có chức năng tiết axit bị mỏng dần đi.
"Bệnh gây ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, mau no, ăn không ngon, ợ hơi, cảm giác ngăn ngực sau ăn, sôi bụng, tiêu phân lỏng sệt, tuy nhiên hay bị chẩn đoán nhầm hoặc chỉ phát hiện ở giai đoạn muộn", BS Phương nói.
Trước đây, khoảng 50% các trường hợp
teo niêm mạc dạ dày có kèm theo viêm dạ dày thường bị chẩn đoán sai hoặc hoặc tìm ra nguyên nhân. Rất nhiều trường hợp được cho là viêm dạ dày rồi điều trị theo hướng chẩn đoán nhưng thực ra bệnh nhân lại bị teo niêm mạc hoặc chỉ phát hiện ra khi bệnh đã ở thể nặng.
“Với phương pháp nội soi mới có tên gọi là Kimura, các thiết bị nội soi đã có chức năng phân giải bề mặt dạ dày và nhuộm màu kỹ thuật số, giúp bác sĩ phát hiện
teo niêm mạc dạ dày ở giai đoạn rất sớm mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau một thời gian ngắn”, ông Phương nói.
BS Phương cho biết, hiện nay
teo niêm mạc dạ dày là bệnh thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori ở dạ dày không được điều trị triệt để. Viêm dạ dày mãn tính tái đi tái lại nhiều lần làm cho khả năng phục hồi của lớp áo phủ bên trong dạ dày ngày càng kém đi gây. Hoặc dùng các Thu*c điều trị chống tiết axit dạ dày liều cao, kéo dài không theo chỉ định của bác sĩ .
Nếu không chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp từ giai đoạn sớm sẽ giúp bệnh nhân không bị giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra với cách chẩn đoán mới, bác sĩ còn có thể ngăn được nguy cơ xuất hiện ung thư giai đoạn sớm trên các vùng
teo niêm mạc dạ dày.
Mangyte.vn
Theo Thiên Chương - VnExpress