Mọi người thường xuyên cắn môi, đối với một số người đó là thói quen không phải là vấn đề, nhưng đối với những người khác, nó có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Các chuyên gia về răng miệng đã cảnh báo về một số bệnh lý mà bạn có thể mắc phải và chưa biết đằng sau thói quen cắn môi của mình.
1. Viêm khớp
Đây là nguyên nhân phổ biến của rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), thường coi cắn môi là một triệu chứng. Nó có thể từ nhẹ đến nặng và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, gây ra bởi chứng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến.
Tùy thuộc vào loại viêm khớp mà hàm bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về thay đổi hình dạng, viêm và hở. Cũng như khi cắn môi, bạn nhận thấy cảm giác đau âm ỉ khi cử động hàm, đau đầu hoặc đau răng, bạn có thể bị viêm khớp hàm.
2. Nghiến răng
Nghiến răng cũng có khả năng dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), được biểu hiện bằng cách cắn môi. Nghiến răng có thể do nhiều vấn đề gây ra, và thường liên quan đến căng thẳng.
|
Thói quen cắn môi có thể cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. |
Nó không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng và thường xảy ra vào ban đêm khi bạn ngủ hoặc vô thức khi bạn nghiến răng. Nhưng nếu bạn nhận thấy mình đang cắn môi nhiều hơn, đau mặt và đau đầu, bạn có thể nghiến răng mà không hề nhận ra.
3. Hàm lệch
Hàm lệch hoặc không thẳng hàng cũng sẽ khiến khiến bạn cắn môi. Nó xảy ra khi hàm trên và hàm dưới không có cùng kích thước hoặc bạn có những chiếc răng thừa, thiếu hoặc có hình dạng bất thường.
Nó thường không phải là một vấn đề lớn, nhưng nếu tình trạng này bắt đầu gây đau hoặc gây khó khăn cho việc cắn và nhai, đó là lúc bạn cần phải điều trị.
4. Lo lắng hoặc trầm cảm
Tình trạng tâm lý cũng có khả năng gây ra tật cắn môi. Các hành vi lặp đi lặp lại tập trung vào cơ thể là một phần của lo lắng hoặc trầm cảm, và điều này bao gồm cả việc cắn môi. Những người tự kỷ cũng thường thực hiện những hành vi tự làm hại bản thân, chẳng hạn như cắn môi.
Khi nào cần điều trị?
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến thói quen cắn môi mà các bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu chuyên gia nha khoa nghi ngờ bạn bị rối loạn TMJ, họ có thể đề xuất các biện pháp khắc phục tại nhà như xoa bóp cơ hàm hoặc hạn chế chế độ ăn với thức ăn mềm. Nếu cần, họ có thể kê đơn thuốc giúp giảm đau và giảm viêm ở khớp hàm.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải điều trị chỉnh nha để khắc phục tình trạng lệch lạc và các vấn đề liên quan. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân cần phẫu thuật để định hình lại hàm.
Nếu tật cắn môi là do các nguyên nhân tâm lý, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.
Các chuyên gia cho biết rằng, cắn môi thường xuyên có thể không phải là vấn đề. Tuy nhiên, cắn môi mãn tính là một thói quen đáng buồn và có nguy cơ gây kích ứng da.
Nếu bạn lo lắng về tần suất cắn môi của mình, hãy nói chuyện với chuyên gia nha khoa hoặc các bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn xác định mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân và hình thức điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
Bạn có khả năng bị nhiễm Omicron chỉ sau một lần tiếp xúc với hơi thở của người mắc bệnh
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin