MangYTe

Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thói quen mang giày sai lầm có tới 99% phụ nữ mắc phải dẫn tới hậu quả khó lường ảnh hưởng tính mạng

Phụ nữ thường thích đi giày cao gót để tôn dáng cho mình. Chính thói quen này khiến cho chị em dễ mắc bệnh suy tĩnh mạch ở chân, thậm chí là bị bại liệt.
Mục lục

Theo bác sĩ lê thanh phong, bệnh viện đại học y dược tp hcm, nhìn nhận giày cao gót góp phần tôn vinh nét đẹp đôi chân nữ giới, tạo dáng đi đứng gợi cảm duyên dáng. tuy nhiên các khảo sát cho thấy mang giày cao gót thường xuyên sẽ cản trở sự lưu thông của dòng máu, làm nặng hơn tình trạng suy tĩnh mạch ở bệnh nhân hoặc góp phần đẩy nhanh tiến trình suy giãn tĩnh mạch chân ở nhóm người có nguy cơ mắc bệnh này.

Hoạt động gập duỗi của cổ chân và sự co giãn của các cơ bắp chân đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển máu trong tĩnh mạch về tim. Khi mang giày cao gót, chân luôn trong tư thế gót trên cao và mũi ở dưới thấp, cổ chân gập hết mức. Tư thế này làm hạn chế cử động cổ chân khiến máu từ đám rối tĩnh mạch bàn chân không được lưu thông tốt. Thêm vào đó, khi các cơ cẳng chân ở tư thế căng liên tục sẽ làm hạn chế hoạt động của các bơm van và cơ ở cẳng chân, ảnh hưởng đến việc bơm máu từ cẳng chân lên cao.

Tư thế mang giày cao gót còn ảnh hưởng đến tĩnh mạch khoeo, một tĩnh mạch sâu nằm sau khớp gối, giữa các nhóm cơ cẳng chân và xương. tình trạng căng cơ liên tục khi mang giày cao làm cho tĩnh mạch khoeo bị chèn ép liên tục, cản trở dòng máu từ cẳng chân lên tĩnh mạch vùng đùi.

Đặc biệt, ở những người bị bệnh suy tĩnh mạch, luôn có sự quá tải thể tích trong lòng tĩnh mạch do dòng chảy ngược gây nên. khi họ mang giày cao gót có thể gây ra hệ lụy nặng nề hơn, làm tăng tình trạng ứ đọng, quá tải thể tích, tăng áp lực trong tĩnh mạch, tăng cảm giác đau nhức, nặng chân, mỏi chân.

Ảnh minh họa

Bác sĩ phong khuyên người bị suy tĩnh mạch không nên mang giày cao gót lâu và thường xuyên. nếu vì nhu cầu làm đẹp phải dùng loại giày này, bệnh nhân nên mang trong thời gian ngắn và sau đó bù đắp bằng cách tập các bài tập hay chơi những môn thể thao có lợi cho tĩnh mạch chân. theo khuyến cáo, độ cao của giày dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên dưới 6 cm.

Sau đây là 5 cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả:

Uống nhiều nước mỗi ngày

Theo các chuyên gia sức khỏe trên thế giới, uống nước nhiều mỗi ngày không chỉ mang đến vô vàn những lợi ích cho sức khỏe như: làm đẹp da, giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa... mà còn được khẳng định là mang đến rất nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa, đề phòng chứng giãn tĩnh mạch chân.

Giữ cân nặng an toàn

Một trong những nguyên nhân có thể khiến đôi chân của bạn nổi đầy những mạch máu xanh ngoằn nghèo là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chân chính là thừa cân, béo phì. Bởi các tĩnh mạch, mạch máu ở chân đều có thể chịu đựng một sức ép nhất định, khi cơ thể vượt quá cân nặng sẽ làm tăng áp lực khiến các tĩnh mạch bị ứ lại, là tiền đề cho căn bệnh giãn tĩnh mạch chân phát triển. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng là cách kiểm soát cân nặng hiệu quả và đề phòng bệnh giãn tĩnh mạch rất tốt.

Kê cao chân khi ngồi hoặc ngủ

Đây là thói quen rất có lợi cho việc lưu thông máu ở các tĩnh mạch chân, đặc biệt là đối với những người có công việc mang tính chất đứng nhiều hoặc ngồi nhiều 1 chỗ như dân văn phòng. Việc đứng lâu hoặc ngồi lâu không vận động sẽ khiến máu không được lưu thông tuần hoàn dễ gây ứ đọng, tắc nghẽn tĩnh mạch.

Đi giày dép thoải mái

Một điều khá thú vị rằng các chị em phụ nữ phần lớn đều là tín đồ của các mẫu giày, dép cao gót. Thế nhưng, nếu bạn đang lạm dụng điều này thì hãy hạn chế ngay bởi thường xuyên đi giày cao gót sẽ làm suy yếu các van điều chỉnh sự lưu thông máu qua tĩnh mạch, từ đó dễ dẫn đến sự suy giãn và viêm.

Tránh mặc quần áo bó sát

Tương tự như giày cao gót, những bộ đồ ôm sát body hiện tại cũng rất được các chị em ưa chuộng bởi giúp khoe những đường cong cơ thể một cách tối đa. Nhưng một nguy hiểm tiềm tàng trong những bộ đồ này là chúng gây cản trở sự lưu thông máu khiến máu dồn ứ và gây bệnh giãn tĩnh mạch dễ hơn.

Theo Khỏe và Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/thoi-quen-mang-giay-sai-lam-co-toi-99-phu-nu-mac-phai-dan-toi-hau-qua-kho-luong-anh-huong-tinh-mang-search/?id=208908

Theo Khỏe và Đẹp

Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-quen-mang-giay-sai-lam-co-toi-99-phu-nu-mac-phai-dan-toi-hau-qua-kho-luong-anh-huong-tinh-mang/20230220060320164)
  • Can thiệp laser điều trị suy tĩnh mạch chân lâu năm

    Can thiệp laser điều trị suy tĩnh mạch chân lâu năm
    Can thiệp với laser nội tĩnh mạch là phương pháp ít xâm lấn điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất hiện nay.
  • Chuyên gia Pháp khám tư vấn về tim mạch lồng ngực tại BV Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí

    Chuyên gia Pháp khám tư vấn về tim mạch lồng ngực tại BV Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
    Nằm trong chương trình hợp tác giữa Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí với các chuyên gia Cộng hòa Pháp về lĩnh vực tim mạch, bệnh viện tiếp tục triển khai chương trình khám tư vấn và điều trị các bệnh lý tim - mạch và lồng ngực cho nhân dân. Theo đó chương trình sẽ diễn ra trong 2 đợt: đợt 1 từ 9/4 – 15/4 và đợt 2 từ 2/5 – 3/5.
  • Bài Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân

    Bài Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân
    Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng, đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch...
  • Suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm?

    Suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm?
    Tôi 54 tuổi, gần đây thấy hay đau tức vùng cẳng chân, nhất là khi phải đứng lâu hoặc đi bộ nhiều thì mỏi không chịu nổi.
  • Cách tự chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính

    Cách tự chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính
    Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh khá thường gặp, gây khó chịu, đau đớn, cản trở sinh hoạt và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự chẩn đoán căn bệnh này bằng các dấu hiệu dưới đây:
  • Suy tĩnh mạch mạn tính - bệnh cần phát hiện sớm

    Suy tĩnh mạch mạn tính - bệnh cần phát hiện sớm
    Với bệnh suy tĩnh mạch, muốn điều trị có kết quả phải phát hiện sớm bệnh khi còn ở giai đoạn 1 - 2.
  • Ứng dụng laser điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính

    Ứng dụng laser điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính
    Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý khá thường gặp. Trước đây, điều trị suy tĩnh mạch chi dưới chủ yếu bằng Thu*c
  • Suy tĩnh mạch làm giảm chất lượng cuộc sống

    Suy tĩnh mạch làm giảm chất lượng cuộc sống
    Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến người mắc khó khăn trong vận động, khó ngủ... Việc phòng bệnh bằng các biện pháp đơn giản có ý nghĩa quan trọng.
  • Tăng huyết áp có dùng Thuốc giãn tĩnh mạch được không?

    Tăng huyết áp có dùng Thuốc giãn tĩnh mạch được không?
    Các Thuốc hạ huyết áp có những loại, đặc biệt là Thuốc hạ huyết áp loại ức chế kênh canxi có tác dụng làm giãn mạch, nhưng điều lưu ý là Thuốc này chỉ làm giãn động mạch chứ hoàn toàn không làm giãn tĩnh mạch cho nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm điều trị với sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
  • Trái tim tâm sự

    Trái tim tâm sự
    Anh có từng lắng nghe trái tim mình tâm sự, anh có khi nào cảm thấy tim mình bị mệt? Nếu có anh làm gì? Cách sống của anh như thế nào để bảo vệ tim? Hình như bệnh tĩnh mạch hiếm xảy ra ở đàn ông đúng không? Có phải bác sĩ phẫu thuật có nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch?
1 Tiếp » 
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY