MangYTe

Khoa học hôm nay

Vì sao chúng ta chết điếng khi bị bất ngờ?

Nghiên cứu trên ruồi giấm xác định serotonin là chất hóa học kích hoạt phản ứng giật mình của cơ thể. Phản xạ tự động giúp đóng băng cơ thể trong giây lát để tiếp thu thông tin, chuẩn bị đối phó với mối đe dọa tiềm tàng.
Mục lục

Nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) trên ruồi giấm xác định serotonin là một chất hóa học kích hoạt phản ứng giật mình của cơ thể.

Công trình nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Current Biology, cung cấp cái nhìn sâu sắc về góc độ sinh học của phản ứng giật mình, một hiện tượng phổ biến, nhưng bí ẩn, được quan sát thấy ở hầu hết động vật, từ ruồi, cá cho đến người.

Tác giả cấp cao của bài viết - Tiến sĩ Richard Mann từ Học viện Columbia's Mortimer B. Zuckerman Mind Brain Behavior - giải thích: "Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong phòng khách với gia đình và đèn tắt hoặc mặt đất bắt đầu rung chuyển.Phản ứng của bạn và của gia đình đều như nhau. Bạn sẽ dừng lại, đóng băng trong giây lát, sau đó di chuyển đến nơi an toàn.

Với nghiên cứu trên ruồi giấm, chúng tôi thấy rằng sự giải phóng nhanh serotonin trong hệ thống thần kinh làm cho cơ thể đóng băng. Và bởi vì serotonin cũng tồn tại trong con người, những phát hiện này đã làm sáng tỏ những gì có thể xảy ra với chúng ta khi giật mình".

Vi sao chung ta 'chet dieng' khi bi bat ngo?Animals | The Fact Site
Sự giải phóng đột ngột serotonin khi bị bất ngờ chính là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên bất động hay "chết điếng".

Trong não, serotonin có liên quan chặt chẽ nhất với việc điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Nhưng nghiên cứu trước đây về ruồi và động vật có xương sống chỉ ra rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của động vật.

Sau khi theo dõi cách ruồi di chuyển, các nhà khoa học đã thao túng mức serotonin - và một hóa chất khác gọi là dopamine - trong dây thần kinh bụng của ruồi (VNC), tương tự như tủy sống của động vật có xương sống.

Kết quả ban đầu cho thấy rằng kích hoạt các tế bào thần kinh sản xuất serotonin trong VNC làm chậm tốc độ bay của ruồi, và ngược lại khi chúng bị bất hoạt.

Các thí nghiệm bổ sung cho thấy mức serotonin có thể ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ của côn trùng trong nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm cả nhiệt độ, khi ruồi đói, hoặc khi chúng lộn ngược, ....

Thành viên nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Clare Howard cho biết: "Chúng tôi chứng kiến ​​những tác động lớn nhất của serotonin khi ruồi trải qua những thay đổi môi trường nhanh chóng. Nói cách khác, khi chúng giật mình.

Để điều tra thêm, nhóm nghiên cứu tạo ra hai kịch bản để gợi phản ứng giật mình của ruồi. Kết quả khi một con ruồi bị giật mình trong những tình huống này, serotonin hoạt động giống như một chiếc phanh khẩn cấp; làm cứng cả hai bên khớp chân của con vật. Phản ứng có thể gây ra sự tạm dừng ngắn trong bước đi, sau đó con ruồi bắt đầu di chuyển trở lại".

Việc tạm dừng này rất quan trọng. Nó có thể cho phép hệ thống thần kinh của ruồi thu thập thông tin về sự thay đổi đột ngột và quyết định cách phản ứng. Thú vị hơn, mặc dù phản ứng của ruồi trong cả hai kịch bản đều tạm dừng ngay lập tức, tốc độ đi bộ tiếp theo của chúng khác nhau đáng kể.

Tiến sĩ Clare Howard nói thêm: "Sau khi bị giật mình trong kịch bản mất điện, dáng đi của con ruồi rất chậm và có chủ ý. Nhưng trận động đất khiến ruồi đi nhanh hơn sau đợt tạm dừng ban đầu".

Mặc dù những phát hiện này đặc trưng cho ruồi giấm, nhưng sự phổ biến của serotonin và phản ứng giật mình cung cấp manh mối cho các quá trình hóa học và phân tử xảy ra với động vật phức tạp hơn, bao gồm cả con người, khi bị bất ngờ.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ nghiên cứu sâu hơn về vai trò của serotonin trong chuyển động, cũng như những yếu tố khác có thể đang diễn ra.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.

Tấn Vĩ/Báo Phụ nữ

Link bài gốc Lấy link

https://www.phunuonline.com.vn/vi-sao-chung-ta-chet-dieng-khi-bi-bat-ngo-a1397482.html

Tấn Vĩ/Báo Phụ nữ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-chung-ta-chet-dieng-khi-bi-bat-ngo/20231125092622409)

Tin cùng nội dung

  • Khả năng Thuốc trầm cảm gây xơ vữa mạch vành
    Số khỉ dùng Thuốc chống trầm cảm SSRI bị mảng xơ vữa mạch vành phát triển nhiều gấp 3 lần so với nhóm khỉ dùng giả dược. Tỉ lệ đó tăng lên gấp 6 lần ở nhóm khỉ bị trầm cảm.
  • Thế nào là hội chứng serotonin?
    Trong các loại Thu*c trầm cảm có nhóm Thu*c ức chế chọn lọc việc thu hồi serotonin về vị trí xuất phát, do đó làm tăng lượng serotonin đến mức cần thiết gây ra hội chứng serotonin.
  • Dùng Thuốc chuyển giới - Mối nguy hiểm khi âm thầm về y học
    Một số người có nhu cầu chuyển giới thường tự ý sử dụng hormone mà không lường trước việc sức khỏe và tính mạng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • 8 trường hợp phối hợp Thuốc thường gây hội chứng serotonin
    Dưới đây là một số trường hợp phối hợp Thuốc hay gây ra hội chứng serotonin nghiêm trọng mà cơ quan quản lý Thuốc các nước đã cảnh báo:
  • làm đẹp
    Nghe tiếng lạch cạch, thấy con Lu vừa gầm gừ vừa quẫy đuôi rối rít tôi vội nhìn nhanh ra cửa: “Chào cô, cô hỏi ai?”. “Cái anh này! Nặng gần ch*t không xách hộ người ta còn đùa!”. Trời đất ơi! Cô vợ thân yêu của tôi làm đẹp sao ra nông nỗi này?
  • Thực phẩm giúp bạn luôn vui vẻ
    Tùy theo mùa, một số loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, trái cây... có tác động giải tỏa căng thẳng và mang lại cho bạn trạng thái vui vẻ hơn
  • Những ca bệnh “hú hồn” ở một BV đa khoa tỉnh
    (SucKhoeDoiSong.vn) - Tối nay mệt nhưng vui bất ngờ. 20h đã lên khoa Sản - mặc dù không trực vì có bệnh nhân yêu cầu. Đã gặp được 2 niềm vui...
  • 16 mối nguy hiểm cho bé từ nhà bếp
    Nhiều người vẫn coi căn bếp là trái tim của ngôi nhà, là nơi cả gia đình quây quần ăn uống vui vẻ bên nhau. Tuy nhiên, nhà bếp cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho bé.
  • Làm sao thoát nỗi ám ảnh sợ hãi?
    “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Xin tư vấn cách giúp trẻ không bị ám ảnh, sợ hãi?
    Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY