MangYTe

Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Xe ôm Sài Gòn và những cảm nhận

Dĩ nhiên, tôi không thể nào nhớ nổi mình đã đi Sài Gòn bao nhiêu lần. Ăn dầm nằm dề ở cái chốn đó nhiều vô số kể, nhớ làm sao hết. Vậy mà, ai biểu tôi nói gì đó về Sài Gòn, tôi thua. Xô bồ. Tấp nập.
Mục lục

Chen chúc, chộn rộn. năng động, vô cảm, đạo đức, tục trần, hoa lệ... những cái đó sài gòn có hết, không góc này thì góc khác, không lúc này thì lúc khác. sài gòn cứ trôi theo dòng thời gian. sài gòn bươn chải, từng ngày từng giờ, từng phút từng giây.

Những người nhà quê như tôi trước kia luôn nghĩ sài gòn là xứ lọc lừa, nên mỗi khi có việc cấp bách phải bắt xe lên đó, ai cũng sợ. lần đầu tôi đi sài gòn, má tôi dặn phải để tiền ở nhiều túi, lỡ bị móc túi này còn túi khác; lên đó ai nói gì cũng đừng tin, làm xong công chuyện bắt xe về liền.

Tôi đến bến xe Miền Tây, thấy mấy ông xe ôm xáp lại thì sợ xanh mặt, hai tay ôm chặt chiếc ba lô, đầu óc lúc nào cũng nghĩ về số tiền ít ỏi đã chia đều ở bốn túi quần và một túi áo, vài tờ tiền lẻ tôi kẹp trong cuốn sổ để ở một ngăn khá “bí mật” trong ba lô.

Tôi yên tâm là dù có bị móc túi thì vẫn còn một khoản tiền nào đó để xoay xở, không thể nào bị móc hết. Mấy bà dì đi chung với tôi cũng cảnh giác cao độ, lấy kim tây lẹo túi áo lại kín mít, đố ai thò tay móc được.

Một tài xế xe ôm đang ngóng khách - Ảnh: Internet

Chú xe ôm mặt nhăn lại một cách thảm não khi thấy thái độ “phòng thủ” của tôi. Chú nhìn bằng đôi mắt mệt mỏi của người thường xuyên mất ngủ, hỏi khách đi đâu bằng cái giọng đặc sệt miền Tây.

Tôi nghe giọng thân quen như chú năm, chú chín xóm mình, cũng thấy an tâm phần nào, liền cho địa chỉ và hỏi giá kỹ lưỡng rồi để chú chở. xe chạy trên đường lớn, một lát lại chen vào những con hẻm nhỏ. chú vừa chạy vừa hỏi thăm tôi quê ở đâu, lên sài gòn làm gì...

Tôi trả lời dè dặt, vừa tranh thủ khoe có nhiều người quen trên này. thật ra là tôi nói dóc. tôi chẳng quen ai trên sài gòn cả. nhưng má tôi dặn, phải nói như vậy thì người ta muốn gạt mình người ta cũng sợ. không biết chú có đọc được ý nghĩ của tôi không, mà chú chỉ cười buồn.

Nếu chú hỏi người quen tôi ở chỗ nào, làm nghề gì trên này thì tôi không tài nào nói được. Chú nói chú cũng ở miền Tây, khó khăn quá nên cả nhà 5 nhân khẩu dắt díu nhau lên Sài Gòn. Chú chạy xe ôm, thím và mấy đứa nhỏ đi bán vé số. Họ sống trong khu trọ của những người lao động nghèo. Thật ra thì chú cũng ít khi về trọ, suốt ngày chạy xe ngoài đường, ban đêm cũng vậy. Lúc nào mệt quá thì tấp xe vào vỉa hè, đậu lại nằm luôn trên xe chợp mắt một chút.

Tôi không ngờ chiếc xe gắn máy cũ kỹ này vừa là kế sinh nhai, vừa là chiếc giường bất đắc dĩ của chú mỗi ngày. chú lại cười, kiểu cười của những người đã trải qua quá nhiều cay đắng, chấp nhận mọi thứ một cách thản nhiên. sài gòn mà, chú nói, phải làm mọi cách để sinh tồn, con ơi.

Chú đợi tôi xong việc rồi chở ra bến xe, chỉ tôi cách mua vé một hãng xe uy tín để về lại miền Tây. “Con dzìa mạnh giỏi nghen, cho chú gởi lời thăm bà con mình ở dưới”, chú nói với theo, khi chiếc xe khách đang khép cửa và từ từ lăn bánh. Tôi chỉ kịp gật đầu chào chú, lòng ngổn ngang bao ý nghĩ.

Tôi còn chưa kịp hỏi thăm nhà chú ở đâu, chú ở trọ địa chỉ nào trên này, tên chú là gì. chưa kịp hỏi xem những lần sau lỡ tôi có lên sài gòn nữa thì làm cách nào để tìm gặp chú. xe đã lăn bánh rồi, chiếc áo sờn vai mỏng dính sát vào tấm lưng thô ráp của chú cũng đã khuất xa.

Tôi không thấy dáng dấp thị thành nào len lỏi vào con người ấy, mà chỉ cảm nhận được chất mộc mạc của một người nông dân miền tây đúng nghĩa. ôi, sài gòn là vậy, với những con người như thế sao. một ông chú ân cần lo cho tôi khi thấy tôi bỡ ngỡ đặt chân đến sài thành.

Một ông chú gởi lời thăm bà con quê tôi dù không biết quê tôi ở đâu. có lẽ, trong thâm tâm, chú nghĩ nơi nào ở miền tây cũng là quê nhà, người nào ở miền tây cũng là bà con thân thiết, nhất là khi những con người đó gặp nhau ở sài gòn. tôi thấy lòng mình trỗi lên cảm giác day dứt, xấu hổ.

Cách đây có mấy tiếng thôi, tôi còn nghĩ những người trên này chẳng tốt lành gì, họ làm mọi thứ chỉ để mình mất cảnh giác rồi lường gạt. Giờ thì tôi cầu trời cho chú đừng đọc được những ý nghĩ ấy của tôi, hay của những người tương tự như tôi, bởi nếu biết được điều đó, chắc chú sẽ tổn thương lắm.

Chẳng ai thống kê được có bao nhiêu người hành nghề chạy xe ôm ở Sài Gòn. Nếu làm cuộc khảo sát chắc cũng không khó. Nhưng khảo sát để làm gì, trong khi còn hàng loạt thứ vĩ mô khác đòi hỏi người ta đầu tư nghiên cứu. Thỉnh thoảng, vì một lý do nào đó, người ta cũng bắt xe ôm để đi lại.

Tôi để ý thấy, có nhiều người mặc cả từng đồng từng cắc với một bác chạy xe ôm, nhưng sẵn sàng bo cho tài xế taxi một khoản khá hào phóng. Có lẽ, trong ý nghĩ họ, giữa những người cùng hành nghề phục vụ cho nhu cầu đi lại của khách, có thứ đẳng cấp dựa theo phương tiện.

Người ta thậm chí còn không muốn trò chuyện với người chạy xe ôm. Họ lấy lý do là để cho tài xế tập trung vào tay lái. Kỳ thực, họ không muốn dự phần vào thân phận của những người bần hàn. Hết cuốc xe là coi như mọi thứ kết thúc, chẳng ai bận lòng gì về nhau cả.

Bởi vậy, khi tôi nói với mấy đứa bạn, hơn chục năm nay lần nào lên sài gòn tôi cũng đi xe ôm, cố gắng kiếm ông chú từng chở tôi hồi đó, tụi bạn không tin. tôi phải giải thích mấy lần bạn tôi mới tin là thật, rồi cả đám ôm bụng cười. bạn nói, sài gòn hàng triệu con người, đi tìm một người không biết tên tuổi địa chỉ quê quán gì cả, còn khó hơn mò kim đáy biển.

Tôi có đi xe ôm thêm một trăm năm nữa cũng chưa chắc tìm được chú ấy. Hoặc tôi có lên tivi mô tả về chú như cách tôi tả cho bạn nghe, chưa chắc chú nhận ra, vì mỗi ngày chú chở biết bao nhiêu khách, sao mà nhớ nổi. Mà tôi tìm chú để làm gì?

Khi bạn hỏi, tôi mới ngớ người, hóa ra tôi cũng không biết mục đích mình tìm chú để làm gì nữa. Nhưng có lẽ tôi sẽ cảm ơn chú, người đã thay đổi suy nghĩ của tôi về Sài Gòn. Tôi sẽ xin lỗi chú, vì trót hoài nghi chú dù mới lần đầu gặp mặt.

Khi xe ôm công nghệ tràn vào nước ta, mọi người thích ứng rất nhanh. Hàng loạt xe ôm truyền thống đã chuyển sang chạy cho các tập đoàn xe công nghệ. Họ mặc đồng phục, dùng điện thoại thông minh để giao dịch với khách hàng và dò tuyến đường di chuyển.

Nhanh chóng, tiện lợi, chuyên nghiệp hơn xe ôm truyền thống. Đặc biệt, giá tiền mỗi cuốc xe luôn hiển thị rõ, khiến khách hàng luôn yên tâm về sự minh bạch.

Tôi lên Sài Gòn, nhìn những anh xe ôm công nghệ trong các bộ đồng phục chạy dập dìu, ai cũng có vẻ tất bật. Họ máng cái điện thoại trên đầu xe, vừa chạy vừa bấm dò đường, vừa liếc mắt vào điện thoại vừa lách qua những khoảng trống chỉ khoảng gang tay trong giờ cao điểm. Ở những góc đường, thi thoảng vẫn thấy mấy chú xe ôm truyền thống đậu đón khách, nhưng phần lớn là ế ẩm.

Chiếc xe vừa là ghế, vừa là giường, hết nằm rồi ngồi cả ngày trời chỉ được một hai cuốc, bác tài xế già buồn bã nói với tôi như thế. Tôi hỏi sao bác không chuyển qua chạy xe công nghệ cho đắt khách, con nghe nói mấy người chạy bên đó thu nhập cả chục triệu mỗi tháng.

Bác cười như mếu, nói mù chữ rồi làm sao mà chạy xe công nghệ được con ơi. Quê bác ở Đồng Tháp. Hồi đó nhà bác đông anh em lắm, tổng cộng tới mười một người, mà lại không hề có đất cát hay của cải gì cả.

Bởi vậy, con cái lao động được là cha mẹ bắt đi làm thuê làm mướn kiếm tiền đong gạo ăn, làm gì có thể nghĩ đến chuyện học hành. miệt ấy xưa kia là vậy, lo ăn từng bữa còn khi đói khi no, chữ nghĩa là thứ gì xa xỉ lắm. sau này làm mướn ở quê ngày càng khó khăn, nên gia đình bác lên sài gòn làm.

Hai đứa con của bác làm công nhân cho công ty, bác chạy xe ôm, còn bác gái ở nhà trọ lo cơm nước và giữ cháu. Cũng chật vật lắm nhưng ráng sống thì cũng đắp đổi qua ngày được. Bác chỉ lo mấy đứa cháu đến tuổi đi học thì không biết làm sao để gửi đến trường.

Học trường tư thì không có tiền lo, học trường công thì không có giấy tờ hộ khẩu trên này, liệu người ta có nhận không. Làm gì cũng phải ráng lo cho tụi nhỏ, chớ để dốt nát khổ như bác nè, con ơi.

Người đàn ông trạc sáu lăm tuổi, người ốm nhom, tay chân đen quắt, gương mặt teo hóp lại, hốc mắt to và sâu. Dường như xúc động về những điều vừa chia sẻ, trong mắt bác bất giác ngân ngấn nước. Bác vội quay đi vì ngại tôi bắt gặp khoảnh khắc mềm lòng của một người đàn ông có vẻ dạn dày sương gió. Nhưng bác đâu biết rằng cảnh ngộ của tôi cũng chẳng hơn gì.

Tôi luôn nghĩ, trên đời này chẳng ai hoàn toàn hạnh phúc và cũng chẳng ai chỉ có khổ đau. Một người học thức, địa vị cao, tài sản đồ sộ, họ vẫn có những nỗi khổ riêng của họ. Đó là sự đua tranh, những thanh trừng, phe cánh, thế lực...; sự lao tâm khổ tứ với những kế hoạch, những thủ đoạn; sức khỏe, nhan sắc, gia đình, tình yêu... Tất cả thứ ấy có thể khiến người được cho là thành công đôi khi ngủ chẳng được một giấc yên bình.

Người khá giả còn vậy, huống hồ những kẻ cần lao, phải bán từng giọt mồ hôi, đôi khi cả nước mắt và máu, để có một miếng ăn, có một chỗ nương náu. Họ thức dậy là phải chạy đua với cuộc sống, để sinh tồn. Tuy nhiên có thể giấc ngủ của họ không chập chờn với biết bao ác mộng. Bữa cơm của họ rất ngon lành dù không có mỹ vị cao lương. Thước đo hạnh phúc chắc chắn không chỉ ở sự sang hèn hay địa vị cao thấp.

Khi tôi còn loay hoay nghĩ xem rốt cuộc hạnh phúc nên được dựa vào điều gì, thì bác xe ôm đã chở tôi đến nơi. Bác bảo tôi tra trên điện thoại coi đoạn đường đó xe công nghệ họ sẽ lấy giá bao nhiêu, bác cũng chỉ lấy đúng giá đó. Tôi tra xong đưa bác xem, và cố ý trả dư một chút nhưng bác nhất định từ chối.

Công sức bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, chớ lấy nhiều hơn của người ta thì tội chết con ơi. Đó là triết lý của một bác xe ôm Sài Gòn, còn đậm chất quê mùa, không hề biết chữ. Chợt nghĩ đến những vụ lừa lọc, tham nhũng nghìn tỉ mà báo chí đưa tin nhan nhản, tôi bất giác rùng mình. Một lần nữa tôi thấy như mình mắc nợ một bác xe ôm Sài Gòn, dù cụ thể là nợ gì tôi cũng chưa rõ.

Thật lòng mà nói, ở Sài Gòn, tôi đôi khi cũng bị mấy người xe ôm gạt. Có người mô tả đoạn đường thật xa để nói giá cuốc xe cho cao, thật ra đoạn đường rất gần, tôi biết. Hoặc có lần tôi đưa tờ tiền chẵn, một người đã không thối tiền dư mà vọt luôn. Tôi có chút bất ngờ, nhưng không buồn, bởi luôn tin rằng, nếu không vì quá khó khăn nghèo đói, những người như chú ấy sẽ không làm vậy.

Ý nghĩ ấy khiến lòng tôi nhiều thương cảm mà không buồn giận. Tôi cũng có ý định lần sau sẽ đi xe ôm công nghệ chớ không đi xe ôm truyền thống nữa, nhưng rồi lại không làm thế.

Lướt xem các bộ ảnh về sài gòn, tôi không bất ngờ vì luôn xuất hiện những người chạy xe ôm. mấy chú mấy anh nằm dài trên xe ở một góc đường. ai đó đang ngồi trên xe đọc báo. một dáng thẫn thờ ánh mắt xa xăm dõi tìm hành khách. những hình ảnh ấy khiến sài gòn hiện ra với vẻ khắc khổ nhưng đôi khi thật thảnh thơi, gần gũi thân quen.

Đến nỗi tôi từng nghĩ, nếu không còn xe ôm nữa, hẳn sài gòn sẽ mất đi một điểm nhấn về văn hóa. nhưng đó là ý nghĩ của một kẻ hay mơ mộng như tôi, chớ các chú làm nghề xe ôm chắc không nghĩ vậy.

Có chăng, các chú nghĩ phương kế nào để mưu sinh, khi không còn rong ruổi trên đường phố chở khách kiếm tiền. Rồi đây, nhiều người trong số đó sẽ bị ném ngược về quê, lại phải bắt đầu với ruộng đồng vườn tược.

Sài Gòn vẫn tấp nập, cố nhiên. Cả chục triệu con người chen chúc nhau trong cõi tồn sinh. Chắc không ai như tôi, mãi day dứt nghĩ về cảnh ngộ của mấy bác xe ôm già mình tình cờ bắt gặp ở một ngã tư nào đó.

Còn chú xe ôm chở tôi lần đầu, đến nay tôi vẫn chưa tìm được. cũng có thể chú đã trở về quê, hay chuyển sang làm một nghề nào khác, khép lại những ngày tháng vật vã giữa sài gòn cần lao và hoa lệ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/xe-om-sai-gon-va-nhung-cam-nhan-198524.html)

Chủ đề liên quan:

miền tây sài gòn Sài Thành

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY