Trong việc chọn chồng, hãy để ý đến 3 ý chính: Điều kiện kinh tế tương đương, hoàn cảnh gia đình tương đương, quan điểm cuộc sống giống nhau thì hôn nhân mới bền lâu.
Tình yêu là chuyện của hai người nhưng hôn nhân là việc của hai bên gia đình. Hai gia đình có nền tảng chênh lệch, không cùng đẳng cấp sẽ thật khó nói chuyện với nhau. Cũng như thế, đôi khi chỉ vài vài xích mích của hai bên nhà nội nhà ngoại màmối quan hệ tan vỡ.
Thanh và Hùng cưới nhau cách đây gần 1 năm, trước khi cô cưới Hùng, gia đình Thanh nhất quyết ngăn cản vì hoàn cảnh hai bên khá khác nhau. Thanh con một trong nhà, bố mẹ cũng khá, chỉ chăm lo cho một mình cô nên sớm mua nhà, mua xe cho Thanh.
Nhà Hùng thì khác, trên anh có đến 4 chị gái. Cuộc sống nhà anh chẳng mấy dư dả. Nói trắng ra, các chị gái Hùng đều chỉ học hết cấp 3 rồi đi làm và lấy chồng. Mỗi mình Hùng được đầu tư học đại học rồi đi làm xa, cuối cùng gặp được Thanh và nảy sinh tình yêu.
Bố mẹ Thanh yêu chiều con gái nên nhất quyết muốn con mình suy nghĩ lại chuyện kết hôn. Ban đầu họ cho rằng con lấy vào gia đình không có điều kiện sẽ khổ. Sau đó nhìn vào số lượng các chị gái của Hùng mà e ngại. Việc gái thành phố lấy nhà chồng có quá nhiều “bà cô” thì cuộc sống chẳng hề dễ dàng.
Tuy nhiên, Thanh vì yêu nên bỏ mặc tất cả. Cô quyết tâm cưới bằng được vì suy nghĩ đơn giản là sau này sống ở thành phố chứ không về quê.
Trong việc chọn chồng, hãy để ý đến 3 ý chính: Điều kiện kinh tế tương đương, hoàn cảnh gia đình tương đương, quan điểm cuộc sống giống nhau thì hôn nhân mới bền lâu. Nếu có những điều khác biệt thì cần suy xét kỹ lưỡng bởi cuộc sống thật không như phim ảnh.
Ảnh minh họa.
Sau khi kết hôn, cuộc sống của Thanh và Hùng không tệ. Vì bố mẹ Thanh giúp đỡ và cho những nền tảng đầu tiên nên họ sống vô cùng thoải mái, có thể coi là hạnh phúc viên mãn.
Tuy nhiên, điều khiến Thanh hơi đau đầu là nhiều lần bố mẹ chồng yêu cầu cô và Hùng quay về quê sinh sống. Thanh làm phiên dịch, họ nói rằng về quê có nhiều khu công nghiệp nước ngoài, Thanh tha hồ kiếm việc.
Cái chính là Thanh không muốn rời thành phố cô đã sống hơn 20 năm nay. Thanh nhất quyết không đồng ý. Điều này khiến mối quan hệ giữa Thanh cùng bố mẹ và các chị chồng không được ấm êm bao nhiêu. Mỗi lần cô về quê, họ lại thúc giục điều đó. Giục không được họ bắt đầu dè bỉu và cho rằng vì không muốn làm dâu nên Thanh không chịu về.
Đỉnh điểm là khi gia đình Hùng muốn xây lại ngôi nhà cũ. Biết bố mẹ chồng xây nhà, Thanh chủ động rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để giúp ông bà. Con số đó chẳng có bao nhiêu, đa phần là tiền cô bởi khi đám cưới, Hùng dốc hết tiền tiết kiệm của mình đi rồi.
Thu nhập của anh vốn không cao nên chuyện có dư là không thể. Thanh cũng vì nghĩ chồng là con một, dốc ra 200 triệu biếu bố mẹ chồng. Cô nghĩ rằng đó là một con số khá lớn chứ không hề tệ một chút nào.
Nhiều lúc sau khi kết hôn nàng dâu mới vỡ lẽ nhiều điều về gia đình chồng. Đa số chúng đều khó mà quay đầu được nên mới hình thành nên câu chuyện xích mích trong hôn nhân.
Những tưởng con số 200 triệu là ổn, thế nhưng Hùng lại muốn Thanh về “xin” bố mẹ đẻ thêm tiền để giúp cho nhà chồng. Lí lẽ của Hùng là nhà Thanh có điều kiện, nhà cao cửa rộng xe cộ đầy đủ rồi, bây giờ chỉ lo cho Thanh. Mà lo cho Thanh thì cũng nên góp sức vào ngôi nhà mà về già Thanh sẽ ở tại quê mình. Bởi vậy chuyện nhà Thanh cho tiền để bên nội xây nhà cũng là một cách lo lắng cho tương lai của Thanh.
Đương nhiên Thanh không đồng ý. Cô đủ tỉnh táo để nhìn thấy rằng món giúp đỡ này quá mức vô lý. Làm sao có chuyện thông gia cho tiền nhau xây nhà được.
Thanh phản đối, Hùng tỏ vẻ tức tối. Gần như ngày nào anh ta cũng nhắc đến câu chuyện này với vẻ bực bội. Bố mẹ Thanh sắm sửa đồ mới, mua vé đi du lịch hay tiêu tiền bất cứ khoản gì, Hùng đều tỏ ra hậm hực. Thậm chí, anh ta còn cho rằng nếu như bố mẹ vợ không đổi bộ sofa đắt đỏ thì đã có hơn trăm triệu giúp nhà mình rồi.
Hùng suốt ngày uất hận và cho rằng Thanh cùng nhà vợ keo kiệt. Nhìn nỗi tức tối của chồng, Thanh chỉ cảm thấy nực cười. Trên đời sao lại có lí lẽ ngược đời đến thế. Ai dám chắc rằng sau này cô sẽ về quê chồng sinh sống. Việc xây nhà của bố mẹ chồng thì liên quan gì đến bố mẹ mình.
Rồi một hôm, phát hiện bố mẹ vợ đổi ô tô, Hùng tức giận nói thẳng vào mặt Thanh:“Cô ích kỷ vừa thôi, con dâu như không trọn nhiệm vụ ở nhà. Nhà cô có tiền, vay mượn chút giúp đỡ nhà chồng có sao”.
Thanh “vặc” lại:“Vay thì bao giờ sẽ trả/ Em chưa bao giờ nghĩ rằng chuyện nhà chồng xây nhà lại liên quan đến nhà vợ đấy”.
Hùng càng ngày càng quá đáng, nhà đã khởi công, anh ta suốt ngày than vãn chuyện thiếu tiền. Thanh cũng thấy nực cười, nhà chồng tuy hơi cũ nhưng vẫn tốt, bố mẹ chồng chẳng có xu nào tại sao quyết định xây để rồi suốt ngày u uất đến vậy. Đỉnh điểm nhất là yêu cầu con dâu về nhờ vả cả bên ngoại để xây.
Quá mệt mỏi với cuộc sống này, Thanh đệ đơn ly hôn mặc dù mới cưới chưa đầy một năm. Đến lúc này, cô mới hối hận vì quyết định cãi lời bố mẹ để kết hôn khi nào.
Vậy mới nói, hôn nhân không dựa trên nền tảng bình đẳng và chung chí hướng, chung suy nghĩ thì chuyện xích mích có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Hơn nữa, đừng bao giờ bỏ qua lời dạy của bố mẹ. Đừng vội vàng trung thành với tình yêu một cách mù quáng bởi đôi lúc điều chờ đón sau đó sẽ là cơn ác mộng lớn biết bao.
- Video: Rong kinh kéo dài, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u xơ tử cung 'khủng'. Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.
Theo Ca Ca/Nhịp sống Việt
Link bài gốc Lấy link
https://nhipsongviet.toquoc.vn/bi-si-va-co-qua-ich-ky-vi-tu-choi-xin-tien-bo-me-de-xay-nha-cho-bo-chong-vo-lap-tuc-de-don-ly-hon-va-bai-hoc-vo-long-cho-phu-nu-truoc-nguong-cua-hon-nhan-222021220739913.htm
Theo Ca Ca/Nhịp sống Việt