Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị
đau dạ dày. Tần suất xuất hiện những cơn
đau dạ dày nhiều hơn, trào ngược dạ dày thực quản, dễ có nguy cơ nhiễm Helicobacter Pylori hơn.
Khi mắc bệnh, đa số thai phụ đều ngại đi khám bệnh do sợ gặp bác sĩ sẽ phải uống Thu*c nên có xu hướng tự điều trị bằng thảo dược hoặc các bài Thu*c dân gian. Trong trường hợp này, thai phụ cần đến cơ sở y tế và thông tin chi tiết cho bác sĩ về tình trạng
đau dạ dày cũng như tình trạng nôn mửa, khó chịu khác về tiêu hóa. Sau khi kiểm tra, xác định bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Nếu tình trạng nôn mửa, rối loạn tiêu hóa và cơn đau vẫn xuất hiện nhiều thì bác sĩ mới tính đến phương án dùng Thu*c. Bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ sử dụng những nhóm Thu*c, liều lượng Thu*c, thời gian dùng Thu*c để khỏi bệnh, giảm các triệu chứng khó chịu của mẹ, mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai phụ không nên cố gắng chịu đựng sẽ làm ảnh hưởng dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai. Ăn uống hợp lý không những giúp thai phụ khống chế được cơn
đau dạ dày mà còn điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Nên ăn những món ăn ít có tính kích thích nên chia nhỏ và đều các bữa ăn trong ngày, bữa ăn cuối trong ngày nên cách giờ đi ngủ từ 3 - 4h và không ăn quá khuya. Tránh ăn thức ăn quá chua, quá cay, nhiều gia vị và hóa chất, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
Theo ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Kiến thức