Sau Hippcrate có Galen, Galen là một thầy Thu*c và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.
Giai đoạn đầu (cổ đại)
Sự thay đổi và hiểu thêm các khái niệm về nguyên nhân và bản chất của bệnh tật ở người, phản ánh những ý tưởng và sự giải thích các hiện tượng bệnh lý của các thầy Thu*c chữa bệnh thời cổ, và được ghi lại trong các tài liệu cổ; các khái niệm, các quan điểm về bệnh tật và cách thức để chữa trị phụ thuộc vào các giai đoạn lịch sử, sự ảnh hưởng của các tôn giáo và sự phát triển của các ngành khoa học, y học đương thời, trong đó có môn giải phẫu bệnh học.
Trong thời kỳ cổ đại, những hiểu biết của con người về bệnh tật và y học còn hạn chế; dẫn đến việc thừa nhận nguyên nhân của bệnh tật là do tác động của các lực lượng vô hình hoặc siêu nhiên; ví dụ ở Ai Cập cổ đại, người ta mô tả cấu tạo con người từ 4 yếu tố cơ bản là khí, hỏa, thủy và thổ.
Mãi đến thế kỷ V-IV trước công nguyên, y học mới thoát khỏi ảnh hưởng của mê tín, dị đoan. Đó là nhờ công của Hippocrate, một thầy Thu*c Hy Lạp được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng được xem là thầy Thu*c vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông đã thực hành y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên cứu cơ thể con người. Ông tin tưởng rằng bệnh tật là do những nguyên nhân có thể tìm hiểu được. Ông bác bỏ những quan niệm cho rằng bệnh gây nên do các sức mạnh siêu nhiên. Ông cũng cho rằng cơ thể phải được nhìn nhận như là một tổng thể, chứ không phải là một tập hợp rời rạc của các bộ phận. Ông đã miêu tả chính xác nhiều triệu chứng bệnh, và là thầy Thu*c đầu tiên miêu tả các triệu chứng của viêm phổi, cũng như động kinh ở trẻ em. Ông cũng tin tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên thông qua nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không khí trong lành và sự sạch sẽ. Khám bệnh phải dựa trên sự quan sát và đánh giá một cách toàn diện.
Sau Hippcrate có Galen (131-210), Galen là một thầy Thu*c và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã. Các học thuyết của ông đã chi phối và ảnh hưởng đến y học phương tây hơn một thiên niên kỷ. Các giải thích của ông về y học giải phẫu được thực hiện trên khỉ, và các động vật khác; do việc giải phẫu người không được phép thực hiện vào thời đó.
Vì thế, sự đánh giá khách quan từ việc mổ tử thi và quan sát các tổn thương chưa được áp dụng; ngay cả khi có các dấu hiệu lâm sàng bất thường và các phát hiện sau khi chết được ghi nhận rất sớm trong lịch sử y học và rất quan trọng và khách quan.
Giải phẫu bệnh đại thể (giai đoạn 2)
Thời Trung đại kéo dài khoảng 1200 năm, từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII.
Mỗ tử thi người cũng có lịch sử rất lâu đời, nhưng mang tính chất tôn giáo hoặc giải quyết các vấn đề của pháp luật. Đến giai đoạn cuối thế kỷ 15 ở Padua và Bologna nước Ý, nơi trường đại học y khoa đầu tiên của thế giới, mà Đức giáo hoàng Sixtus đệ tứ đã ban hành sắc luật cho phép sinh viên y khoa mổ xẻ trên cơ thể người. Trước đó, từ những năm đầu của thế kỷ 14, việc sinh viên ngành giải phẫu học mổ xẻ trên người được xem là một tội ác và bị truy tố trước pháp luật. Đến thế kỷ 16, Mổ tử thi nhìn chung được sự chấp thuận của nhà thờ Thiên chúa giáo, đánh dấu sự phát triển nghiên cứu bệnh học người. Trong khi có rất nhiều tên tuổi lớn trong lãnh vực mổ tử thi như Vesalius (1514-1564), Pare (1510-1590), Lancisi (1654-1720) và Boerhaave (1668-1739), chính Giovanni Bathista Morgagni (1628-1771) mới được xem là nhà mổ tử thi vĩ đại đầu tiên. Trong suốt hơn 60 năm quan sát của mình, Morgagni luôn tin vào sự tương quan giữa những phát hiện bệnh học với các triệu chứng lâm sàng, Ông cho xuất bản cuốn “Nguyên nhân bệnh tật”, đánh dấu lần đầu tiên mổ tử thi được xem là công cụ chính góp phần vào những hiểu biết về bệnh tật trong y khoa. Andreas Vesalius, thầy Thu*c người Bỉ, cho ra đời cuốn sách giải phẫu học đầu tiên minh họa về “giải phẫu người”. Và William Harvey (1578 – 1657), thầy Thu*c người Anh, năm 1628, xuất bản tác phẫm “Hoạt động của tim và máu ở động vật”, cho y học hiểu thêm về hệ tuần hoàn.
Nhưng việc khám nghiệm này còn hạn chế, chỉ cho thấy các tổn thương mức độ đại thể và còn gọi là: Giải phẫu bệnh đại thể .
Giải phẫu bệnh vi thể (giai đoạn 3)
Thời cận đại, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Sự phát triển của kính hiển vi quang học.
Kính hiển vi quang học, Alhazen công bố về khả năng phóng đại các vật thể bằng các kính phóng đại trong cuốn “Books of Optics” vào năm 1021. Sau khi cuốn sách này được xuất bản, Roger Bacon ở Anh quốc đã lý giải và mô tả cơ chế của việc phóng đại này vào thế kỷ 13, và dẫn đến sự phát triển của kính lúp phóng đại ở Italia.
Những kính hiển vi ban đầu được phát minh vào năm 1590 ở Middelburg, Hà Lan. Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey (người đã phát triển các kính viễn vọng trước đó), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai. Năm 1625, Giovanni Faber là người xây dựng một kính hiển vi hoàn chỉnh và đặt tên là Galileo Galilei.
Các cấu trúc của kính hiển vi quang học tiếp tục được phát triển tiếp theo sau đó, và kính hiển vi chỉ được sử dụng một cách phổ biến hơn ở Italia, Anh quốc, Hà Lan vào những năm 1660 -1670. Marcelo Malpighi ở Italia bắt đầu sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu trúc mô học ở phổi. Đóng góp lớn nhất thuộc về nhà phát minh người Hà Lan Antoni van Leeuwenhoek, người đã phát triển kính hiển vi để tìm ra tế bào hồng cầu và tinh trùng và đã công bố các phát hiện này.
Giải phẫu bệnh thực sự có một bước tiến toàn diện, nhờ vào việc sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu các mô bệnh từ khoảng năm 1800. Khoảng 200 năm trước đó, người ta không biết gì về các vi khuẩn, virus, bức xạ ion hóa, và các hóa chất gây ung thư. Vì vậy, Louis Pasteur đã chứng minh vi sinh vật trong môi trường có thể làm bẩn và làm giảm chất lượng của rượu, và cũng là một tiến bộ lớn trong nhận thức của chúng ta về môi trường và sự hiểu biết của chúng ta có thể ảnh hưởng bởi các tác hại, và môi trường cũng có tác động rất lớn về bệnh tật và y học.
Rudolf Virchow (1821-1902), một nhà nghiên cứu giải phẫu bệnh người Đức, nhận ra rằng các tế bào là đơn vị nhỏ nhất của cơ thể và bệnh tật là do những tổn thương, rối loạn của tế bào và mở đường cho sự phát triển môn giải phẫu bệnh vi thể. Dưới kính hiển vi quang học cho phép ông xem những thay đổi trong các mô bệnh ở mức độ tế bào và các quan sát của ông được mở rộng thêm bởi việc sử dụng kính hiển vi điện tử, tạo nên một ảnh hưởng sâu sắc. Điều đó không có nghĩa là lý thuyết bệnh lý tế bào của Virchow là bất biến. Thật vậy, những tiến bộ hiện nay trong lĩnh vực hóa sinh, giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều bệnh ở mức độ phân tử.
Giải phẫu bệnh học phân tử (giai đoạn 4)
Thời kỳ hiện đại, đầu thế kỷ XX đến nay, với sự tiến bộ lớn của khoa học kỹ thuật, nhờ vào sự ra đời của kính hiển vi điện tử, các phương pháp miễn dịch, hóa học tế bào.
Giải phẫu bệnh học phân tử, sự tiến bộ trong việc ứng dụng hóa sinh cơ bản vào nghiên cứu các rối loạn di truyền và ung thư. Kỹ thuật với các nguyên tắc tương đối đơn giản (nhưng không dễ dàng thực trong thực tiễn), có thể bộc lộ sự thay đổi của một nucleotide đơn lẽ trong gen, trong AND, và kết quả là sự tổng hợp của sản phẩm gen khiếm khuyết mà biểu hiện là tạo ra các sản phẫm protein bất thường, cuối cùng là biểu hiện các tổn thương trong một số bệnh lý cụ thể.
Nguồn: Internet.