MangYTe

Khoa học hôm nay

Loài chim nóng tính nhất Việt Nam: Canh nhà dữ tợn không thua chó, múa đẹp nhưng đá cực hiểm

Là loại chim cảnh nhưng bao lâu nay tính cách hung dữ hoang dã của nó vẫn chưa thể thay đổi. Vào mùa sinh sản, giống chim này càng trở nên khó gần hơn.
Mục lục

Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Tây có một loại chim rất đặc biệt. Nó tên là chim trích, hay còn gọi là trích cồ. Vốn chúng là chim hoang dã, nhưng vì quá đẹp, lại không khó nuôi nên người dân bắt về làm cảnh. Đa số các tỉnh thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có chim trích cồ này rất nhiều.

chim-trich-co-1

Ảnh minh hoạ.

Xét về vóc dáng, chim trích cồ không quá to cũng chẳng quá bé. Nó có phần lông ức màu xanh mướt nổi bật trên nền lông đen. Mỏ và mồng của chim có màu đỏ đặc trưng. Ngoài ra, chim trích cồ còn sở hữu cặp chân dài thẳng tắp. Có lẽ cũng nhờ đôi chân này mà chúng có thể nhảy múa rất đẹp mắt.

chim-trich-co-2

Người nuôi chim trích cồ lâu thường xem chúng như gà, nuôi thả chứ không nhốt trong chuồng. Khi đó, chim sẽ ăn lúa gạo, rau cải, thịt cá chứ không phải chăm bẵm riêng như chim cảnh thông thường. Hàng ngày chúng quanh quẩn trong sân, lâu còn quen chủ, quấn lấy chủ như chó nhà, mèo nhà.

Tuy nhiên, chim trích cồ vẫn giữ tập tính, nét đặc trưng hoang dã của mình. Chúng dễ sinh sản khi sống trong không gian rộng rãi, nhiều cây cối, có ao hồ. Còn nếu nuôi nhốt, chim trích cồ sẽ bị khó sinh.

chim-trich-co-3

Chim trích cồ được nhiều người nuôi để canh nhà thay chó. Dù không to và mạnh mẽ được như chó nhưng loài chim này rất hung dữ, không thua bất cứ ai. Chúng có thể lao đến đối thủ, vừa dùng mỏ để mổ, vừa đá những cú hiểm hóc khiến đối phương bị thương. Ngoài ra, chim trích cồ còn có tiếng ré đặc trưng, inh tai nhức óc nhưng để báo động thì rất hợp lý.

chim-trich-co-5

Chim trích cồ dữ tợn nhất là vào mùa sinh sản. Khi đó, việc động vào chúng là rất mạo hiểm. Một con trích cồ 18 tháng tuổi sẽ bắt đầu sinh sản. Một năm nó đẻ 2 – 3 đợt, trung bình cho 2 – 6 trứng. Giá thành một cặp chim trích cồ non từ 400.000 – 1 triệu đồng. Nhưng khi chim đã lớn, trổ xanh thì đội giá lên 1 – 1,5 triệu đồng/con. Vất vả nhất là khi chim vừa nở, chưa thể tự kiếm ăn nên phải được mẹ mớm mồi. 15 ngày sau chúng bắt đầu cứng cáp là có thể tập ăn theo chim lớn.

1

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/loai-chim-nong-tinh-nhat-viet-nam-canh-nha-du-ton-khong-thua-cho-mua-dep-nhung-da-cuc-hiem-d194684.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-chim-nong-tinh-nhat-viet-nam-canh-nha-du-ton-khong-thua-cho-mua-dep-nhung-da-cuc-hiem/20231128082657684)

Tin cùng nội dung

  • Nuôi dưỡng trẻ từ trong bào thai
    Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Giảm đau bằng rau quả tự nhiên
    Mangyte-Nếu bạn đang tìm kiếm những cách tự nhiên để giảm đau, dưới đây là một số loại thực phẩm có tác dụng như các loại Thu*c giảm đau tự nhiên.
  • Đề phòng nguy cơ mắc bệnh do ăn nội tạng động vật
    Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Nguy cơ dịch bệnh từ buôn bán động vật hoang dã
    Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Tuổi nào nên dùng cao động vật?
    Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Nguy cơ tiềm ẩn từ nội tạng động vật
    Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bị mỡ máu cao không nên ăn nội tạng động vật
    Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Thuốc quý từ tuyến nội tiết động vật
    Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Bị động vật cắn Sơ cứu vết động vật cắn
    Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY