Để lại bình luận tại Các bệnh lí tại thực quản (Phần 2)
CÁC NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN
– Nội soi:
Nội soi, còn được gọi là nội soi thực quản dạ dày tá tràng (EGD), là test hữu ích nhất để đánh giá đoạn gần của đường tiêu hóa. Các thiết bị hiện đại tạo ra những hình ảnh có màu trong lòng thực quản, dạ dày và tá tràng có chất lượng cao. Ống nội soi cũng có một lòng mà qua đó các các forcep sinh thiết, các catheter tiêm thuốc để dùng thuốc tại chỗ, các bóng nong lòng hoặc các dụng cụ cầm máu có thể được sử dụng. Các điểm tiến bộ của nội soi so với chụp X quang có cản quang với barium là: (1) tăng độ nhạy trong phát hiện các tổn thương niêm mạc, (2) sự tăng lên đáng kể trong độ nhạy đối với phát hiện các bất thường chủ yếu có thể xác định bởi màu sắc như dị sản Barrett hoặc tổn thương mạch máu, (3) khả năng thu nhận các mẫu sinh thiết để làm mô học đối với các bất thường nghi ngờ và (4) khả năng làm giãn những chỗ hẹp trong quá trình khám. Nhược điểm chủ yếu của nội soi là độ nhạy thấp trong phát hiện các hẹp thực quản lan tỏa, không khu trú, giá thành và sử dụng các thuốc an thần, gây tê, gây mê.
– Chụp X quang:
X quang có cản quang thực quản, dạ dày và tá tràng có thể thấy sự trào ngược của thuốc cản quang, thoát vị hoành, các hạt niêm mạc, xói niêm mạc, loét niêm mạc và hẹp. Độ nhạy của X quang so với nội soi trong phát hiện viêm thực quản do trào ngược được ghi lại từ 22 đến 95%, với mức độ viêm thực quản cao hơn ( như loét hoặc hẹp) cho thấy một độ nhạy cao hơn. Ngược lại, độ nhạy của chụp X quang có cản quang để phát hiện hẹp thực quản thì lớn hơn so với nội soi, đặc biệt khi nghiên cứu được thực hiện với viên barium 13 mm. Các ngiên cứu bằng barium cũng cung cấp một sự đánh giá về chức năng của thực quản và hình dạng thực quản, điều mà không thể phát hiện trên nội soi. Dò khí quản thực quản, thay đổi giải phẫu sau phẫu thuật và sự đè vào thực quản của các cấu trúc bên ngoài là những tình trạng mà hình ảnh X quang bổ sung cho các đánh giá qua nội soi. Các bệnh lí dưới họng và các rối loạn cơ nhẫn hầu tốt hơn nên được thăm dò bởi X quang hơn là với nội soi, đặc biệt với việc ghi lại một video ngắn soi huỳnh quang.
Nhược điểm chính của chụp X quang với thuốc cản quang là hiếm khi loại bỏ việc cần thêm nội soi. Cả các hình ảnh X quang âm tính hay dương tính thường được thực hiện theo sau đó bởi một đánh giá nội soi hoặc để sinh thiết, cung cấp liệu pháp điều trị hoặc làm rõ các phát hiện trong trường hợp dương tính trên hình ảnh hoặc củng cố tính chắc chắn trong những trường hợp âm tính.
– Siêu âm qua nội soi:
Thiết bị siêu âm nội soi (EUS) kết hợp thiết bị nội soi với một bộ chuyển đổi sóng siêu âm để tạo nên những hình ảnh xuyên thành của mô xung quanh đầu dò nội soi. Ưu điểm quan trọng của EUS hơn so với hình ảnh X quang là độ phân giải cao hơn nhiều giúp cho việc đưa gần đầu dò siêu âm đến khu vực được thăm khám. Các thiết bị có sẵn có thể cung cấp cả hình ảnh từ đầu dò tỏa ra xung quanh (360 độ, thiết diện cắt ngang) hoặc một hình ảnh từ đầu dò cong có thể qua đó chọc hút bằng kim nhỏ các cấu trúc như hạch hoặc khối u. Các ứng dụng chính trên thực quản của EUS là phân giai đoạn ung thư thực quản, để đánh giá dị sản trong Barrett thực quản và để đánh giá các tổn thương dưới niêm.
– Đo áp lực thực quản:
Đo áp lực thực quản, hay test nhu động, đặt một catheter cảm nhận áp lực bên trong thực quản và sau đó quan sát khả năng co sau test nuốt. Cơ thắt thực quản trên và dưới (LESs) là những khu vực áp lực cao mà giãn ra khi nuốt vào, trong khi phần thực quản giữa các cơ thắt cho thấy sự co cơ quanh nhu động. Đo áp lực thường dùng để chẩn đoán các rối loạn nhu động (achalasia, co thắt thực quản lan tỏa (DES)) và để đánh giá sự toàn vẹn của nhu động trước khi phẫu thuật đối với bệnh trào ngược. Các tiến bộ về kĩ thuật giúp phát triển kĩ thuật đo áp lực thực quản thành hình ảnh chụp áp lực thực quản có độ phân giải cao (Hình 316-1). Đo áp lực cũng có thể kết hợp với theo dõi trở kháng nội lòng thực quản. Ghi lại trở kháng sử dụng chuỗi các cặp điện cực thêm vào catheter đo áp lực. Các chất trong lòng thực quản tiếp xúc với các điện làm giảm (đối vói chất lỏng ) hoặc tăng (đối với chất khí) tín hiệu trở kháng, cho phép phát hiện sự vận chuyển thuận dòng hay ngược dòng của các khối chất trong lòng thực quản.
– Test trào ngược: GERD thường được chẩn đoán trong trường hợp không có viêm thực quản qua nội soi, điều mà mặt khác sẽ định nghĩa bệnh. Điều này xảy ra trong trường hợp bệnh điều trị một phần, một nhạy cảm bất thường của niêm mạc thực quản hoặc không có sự giải thích rõ ràng. Trong những trường hợp như thế, test trào ngược có thể cho thế sự tiếp xúc quá mức của niêm mạc thực quản với dịch dạ dày trào ngược, bất thường sinh lí của GERD. Điều này có thể được thực hiện bởi việc ghi lại pH thực quản tạm thời từ 24 đến 96 giờ cả bằng cả một cảm biến không dây nhạy cảm với pH được cố định vào niêm mạc thực quản hoặc một điện cực có dây qua đường mũi với đỉnh cố định ở đầu xa thực quản. Cả 2 cách thì đều cho kết quả bằng cách biểu thị phần trăm ngày mà có pH dưới 4 (cho thấy có trào ngược acid gần đây), với các giá trị quá 5% biểu thị cho GERD. Test trào ngược hữu ích trong trường hợp đánh giá những bệnh nhân có những triệu chứng không điển hình hoặc đáp ứng kém với điều trị mà không giải thích được. Theo dõi nhờ trở kháng nội lòng có thể thêm vào theo dõi pH để phát hiện các sự kiện trào ngược bất kể nó có tính acid hay là không, làm tăng đáng kể độ nhạy của nghiên cứu.
Nguồn: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-benh-li-tai-thuc-quan-phan-2/