Nội dung Text: Giáo án Khám trẻ sơ sinh ngay sau đẻ
KHÁM SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên đạt được: 1. Trình bày được mục đích khám trẻ sơ sinh ngay sau đẻ 2. Vận dụng được kiến thức để thăm khám toàn diện cho trẻ sơ sinh ngay sau đẻ 1. ĐẠI CƯƠNG Giai đoạn sơ sinh: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 28 sau sinh Giai đoạn sơ sinh sớm: ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh Giai đoạn sơ sinh muộn: từ ngày thứ 8 đến ngày 28 sau sinh Sau khi sinh, trẻ có những biến đổi về chức năng các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung Để cho giai đoạn chuyển tiếp này được điều hòa cần phải có: Hô hấp hiệu quả Hệ tuần hoàn phải thích nghi Thận chịu trách nhiệm điều hòa môi trường nội môi tốt Cơ thể tự điều hòa thân nhiệt Cơ thể tự điều hòa mức đường máu trong giới hạn bình thường Vì thế, công tác chăm sóc trẻ sơ sinh có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Tiêu chuẩn trẻ sơ sinh khoẻ mạnh Tuổi thai từ 38 42 tuần. Cân nặng lúc đẻ trên 2500g (2500g 3500g). Chiều dài 47 50cm. Da hồng, lớp mỡ dưới da phát triển tốt, khóc to, thở đều nhịp thở 40 60 lần/phút, chỉ số Apga từ 8 điểm trở lên ở phút thứ nhất, 9 đến 10 điểm ở phút thứ 5. Bú khoẻ, không nôn, có phân su, không có dị tật bẩm sinh. Tóc dài trên 2cm, móng tay, chân dài quá đầu ngón. Bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ: trẻ trai tinh hoàn đã xuống hạ nang, trẻ gái môi lớn trùm môi nhỏ. Vòng rốn nằm giữa đường từ mũi ức đến trên vệ. Phản xạ lúc thức: Trẻ bú khoẻ, khóc to, luôn vận động.,phản xạ bú, phản xạ Moro, Robinson, bước đi tự động... Trương lực cơ chắc. 2. KHÁM TRẺ SƠ SINH TRONG PHÒNG SINH Khám trẻ sơ sinh trong phòng sinh ngay sau khi sinh để: 2.1. Đánh giá tình trạng trẻ có cần can thiệp hồi sức không
Cần thực hiện một cách có hệ thống những bước sau: Đặt trẻ trên bàn sưởi ấm, lau khô trẻ Hút miệng, hầu họng, mũi (chỉ khi trẻ có dấu hiệu ngạt), nếu hút nhớt lâu có thể gây phản xạ co thắt thanh quản và làm chậm nhịp tim. Nếu có hít nước ối cần phải hút trực tiếp khí quản bằng đèn soi thanh quản hoặc ngay sau khi đặt nội khí quản, trước khi bóp bóng. Đếm nhịp thở, tần số tim, đánh giá tính chất tiếng khóc, màu da và khả năng đáp ứng với kích thích.của trẻ Đánh giá chỉ số Apgar: tính điểm ở phút thứ 1, phút thứ 5 và phút thứ 10. Trẻ sơ sinh đủ tháng có chỉ số Apgar: + Nếu ≥ 8 điểm ở phút thứ 1 là bình thường. + Từ 3 7 điểm ở phút thứ 1 là suy thai ở mức độ trung bình, phải có thái độ điều trị thích hợp. + Nếu
+ Sức cản mạch phổi lớn hơn sức cản hệ thống, do vậy trong mạch phổi có rất ít máu. + Chất surfactant được tiết ra từ 2022 tuần tuổi, do tế bào pneumocyte II tiết ra. + Tuy nhiên hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng bởi thiếu O 2 máu ,toan hoá, lạnh... + Khi thở, phế nang mở rộng sẽ giải phóng 1 lượng lớn chất surfactant. + Dịch trong phế nang sẽ thoát ra bằng 2 con đường: Đường dẫn khí do lồng ngực bị ép trong lúc đẻ. Hấp thụ qua mạch máu và bạch huyết ở phổi. + Sức căng mạch phổi giảm, nên máu lên phổi nhiều. + Lúc đầu trẻ thở nhanh trong 12 giờ đầu sau đó nhanh chóng có nhịp thở ổn định 4060 lần/phút, áp lực thở khoảng 2025cmH20 . Sau khi sinh, trẻ chuyển từ cuộc sống môi trường nước sang môi trường cạn. Do vậy trẻ xuất hiện nhịp thở đầu tiên bằng tiếng khóc (áp lực trung bình khoảng 45cm H20 ở trẻ đủ tháng khoẻ mạnh). * Hệ tim mạch Sau khi cắt dây rốn, trẻ thở, sức cản mạch phổi giảm, máu lên phổi nhiều giảm áp lực tim phải. Do sức cản mạch hệ thống tăng nên áp lực tim trái tăng. Do vậy mà shuntTF sẽ bị đóng (lỗ Oval và ống động mạch). Nhịp tim phụ thuộc vào nhịp thở nên nhịp tim lúc đầu dao động và nhanh. Sau ổn định dần 120140 lần/phút. Vì vậy không tiên lượng trẻ bằng nhịp tim mà đếm nhịp thở là cần thiết. Diện tim thường to, tỷ lệ tim ngực 0,55, trục phải do thất phải to, HA tối đa khoảng 5070mmHg. Khám bụng: + Kiểm tra tình trạng, hình thái (bụng cóc) + Đánh giá tình trạng bất thường như: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, chiều dài, mạch máu dây rốn Khám tứ chi: + Chi trên: đánh giá cử động, đếm, đếm các ngón tay để phát hiện tật thừa hoặc thiếu ngón. + Chi dưới: kiểm tra vận động chi dưới, hoặc bàn chân bị vẹo + Khám khớp háng: xem khớp háng có bị trật, hoặc lỏng lẻo không Khám ngoài da: bình thường đứa trẻ hồng hào, có thể phù nhẹ mí mắt, bàn chân, bàn tay. Để ý tìm các vết trầy xước ở mặt, các bướu máu ngoài da. Khám bộ phận sinh dục: + Trẻ trai: kiểm tra tinh hoàn trong túi bìu. Hiện tượng ứ nước màng tinh hoàn có thể hết tự nhiên trong vòng 6 tháng. Nếu có hẹp bao quy đầu cần theo dõi tiểu tiện của bé trong những ngày đầu sau sinh.
+ Trẻ gái: âm đạo có dịch nhầy trắng, vài ngày sau sinh có thể có hiện tượng hành kinh sinh lý. Hai vú có thể hơi cương . - Kh¸m hËu m«n X¸c ®Þnh cã hËu m«n, sù bµi tiÕt ph©n su Khám các phản xạ nguyên thủy: trẻ khỏe mạnh phải có các phản xạ nguyên thủy, các phản xạ này sẽ mất đi sau sinh 45 tháng . + Phản xạ 4 điểm: dùng ngón tay trỏ khích thích vào phía trên, phía dưới và 2 bên mép trẻ, trẻ sẽ quay đầu, đưa lưỡi về phía bị kích thích, nếu đụng phải vú mẹ trẻ sẽ mút luôn. + Phản xạ nắm: kích thích gan bàn tay trẻ, đưa ngón tay út cho trẻ nắm, trẻ sẽ nắm chặt, ta có thể nâng đầu trẻ lên khỏi bàn khám. Kích thích gan bàn chân các ngón chân trẻ sẽ co quắp lại. + Phản xạ Moro: cầm hai bàn tay trẻ nâng nhẹ nhàng lên khỏi bàn khám và từ từ bỏ tay ra, trẻ sẽ phản ứng qua 3 giai đoạn: § Giang cánh tay ra và duỗi cẳng tay. § Mở rộng, xòe bàn tay § Òa khóc, gập và co cẳng tay, hai cánh tay như ôm vật gì vào lòng. Thử phản xạ Moro có thể đánh giá tình trạng liệt đám rối thần kinh cánh tay gặp trong đẻ khó do vai. + Phản xạ duỗi chéo: để trẻ nằm ngửa thoải mái, người khám nắm một bên chân đứa bé dùng lực duỗi ra, giữ đầu gối và kích thích gan bàn chân phía đó quan sát bàn chân bên đối diện thấy có biểu hiện 3 thì: § Trẻ co chân lại. § Trẻ duỗi chân ra. § Dạng chân tự do và đưa sát tới gần chân bị kích thích. + Phản xạ bước tự động: trẻ được giữ thẳng đứng, bế xốc hai bên nách trẻ để bàn chân chạm vào mặt bàn. Quan sát thấy trẻ dướn người lên, bàn chân dậm xuống và co lên như muốn bước về phía trước.
Nguồn: https://tailieu.vn/doc/giao-an-kham-tre-so-sinh-ngay-sau-de-2590496.html