Móng tay có thể cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của bạn. Bỗng một ngày, móng tay của bạn đột nhiên xuất hiện các đường kẻ sọc kỳ lạ, chuyển màu lạ hay xuất hiện những đốm li ti thì bạn không nên bỏ qua, bởi đây là dấu hiệu một số bệnh mà bạn đang mắc phải.
1. Móng tay bị sọc dọc
Bạn thắc mắc móng tay bị sọc dọc là bệnh gì, móng tay bị sọc là thiếu chất gì? Nếu móng tay bị sọc trắng hay móng tay bị sọc dọc trắng hay móng tay bị sọc vân trắng chạy dài theo chiều móng tay mọc có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu của lão hóa, hoặc do tiếp xúc lâu dài với nước hoặc các chất tẩy rửa.
|
Ánh minh hoạ - móng tay có sọc dọc |
Trong một số ít trường hợp thay bị sọc dọc, móng tay bị sọc ngang. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần bổ sung chất chống lão hóa cho cơ thể và hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa để cải thiện tình trạng của móng.
2. Móng tay bị sọc đen
Móng tay bị sọc giữa ngón là bị gì? Nếu xuất hiện sọc đen trên móng tay đây là hiện tượng móng tay bị sọc dấu hiệu bệnh lý. Trường hợp này cảnh báo cơ thể bạn có thể mắc bệnh ung thư da, được gọi là khối u ác tính subungual. Loại ung thư này chỉ ảnh hưởng đến một móng tay. Bạn cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
3. Móng có đường thẳng đứng nhô trồi lên
Trường hợp móng tay bị sọc là bệnh gì? Nếu móng tay có đường thẳng đứng nhô trồi lên hoặc tự nhiên bị lõm xuống theo đường thẳng, có thể là dấu hiệu cảnh báo gan bị tích tụ chất độc hoặc quá trình trao đổi chất của gan đang gặp trở ngại, hoạt động kém.
Bởi vì gan chủ gân (gan tạng kết nối với gân, thuộc gân), vì vậy khi gan hoạt động không hiệu quả, móng tay sẽ có một tín hiệu cảnh báo rất rõ ràng.
4. Móng tay bị sọc nâu hoặc vệt nhỏ màu đỏ
Nếu móng tay bị sọc có màu nâu hoặc các vệt nhỏ màu đỏ thì đây là hiện tượng xảy ra do mạch máu dưới da bị tổn thương nhẹ hay còn được gọi là xuất huyết splinter. Nếu chỉ 1 vài móng tay bị như vậy, thì bạn chưa cần lo lắng vội. Nhưng nếu nhiều móng tay xuất hiện hiện tượng này cùng lúc thì rất có thể báo hiệu một bệnh tiềm ẩn.
Thường xuyên ngáp - dấu hiệu của 9 căn bệnh “giết người” sau
Những ''đại kỵ'' khi ăn lươn, các bà nội trợ chú ý kẻo hối hận không kịp
5. Các đốm trắng li ti
Những đốm trắng li ti xuất hiện trên móng tay là biểu hiện của chứng thiếu canxi ở trẻ. Những đốm đỏ là lời cảnh báo về chứng chảy máu mao mạch. Nguy hiểm hơn, những đốm đen lấm tấm trên móng của bạn được xem như "tín hiệu cầu cứu" của cơ thể trước những căn bệnh nghiêm trọng như rối loạn tuần hoàn máu, hoại tử, ung thư…
6. Vết rỗ hay lõm trên móng tay
Nếu móng tay xuất hiện các vệt rỗ, dấu hiệu này cảnh báo có thể bạn đang bị bệnh vẩy nến, eczema, viêm khớp phản ứng, và rụng tóc từng vùng (rụng tóc do bệnh tự miễn dịch). Hãy theo dõi và thăm khám bác sĩ để biết hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
7. Móng tay cong lên
Đây là trường hợp các móng tay cong lên một cách bất thường xung quanh ngón. Biểu hiện này có thể vô hại do tăng lưu lượng máu đến các ngón tay. Nhưng nếu đột ngột xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu máu thiếu oxy hay các bệnh về phổi, cũng như các bệnh khác như bệnh tim, bệnh viêm ruột (IBD), bệnh gan và AIDS.
8. Móng tay đổi thành màu vàng
Móng tay đổi thành màu vàng xuất hiện nhiều ở chị em phụ nữ, dấu hiệu này cảnh báo tình trạng sử dụng lâu dài sơn móng tay, hay có thể chỉ ra bệnh nấm móng hoặc bệnh vẩy nến.
Xem thêm:
Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh gồm: vàng da do viêm gan, nhiễm trùng xoang, vấn đề với tuyến giáp, nhiễm trùng phổi và phù bạch huyết (tình trạng tích nước mà thường xảy ra ở cánh tay hoặc chân).
9. Móng tay giòn, dễ gãy
Khi móng tay ban trở nên giòn và dễ gãy hơn thì chúng đang báo hiệu sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay, đặc biệt ở phụ nữ.
Đôi khi, đây là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp.
Trong ít trường hợp tương đối nghiêm trọng, móng tay giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng, là một dạng đau đớn của viêm khớp.
10. Móng tay hình thìa
Là hiện tượng móng bị mềm và biến dạng như hình chiếc thìa. Nặng nhất là lõm đến chứa được giọt nước. Biểu hiện này thường thấy ở người thiếu máu trầm trọng, bệnh ở gan như ứ sắt (cơ thể hấp thu lượng sắt quá mức trong thức ăn, dẫn đến tình trạng ứ sắt tại các mô, trong đó có gan và tim). Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của các bệnh lý khác như tim mạch hoặc suy tuyến giáp.
Cách chăm sóc móng tay yếu, bị hư tổn:
Để có thể hạn chế tình trạng móng tay bị sọc và các hiện tượng móng tay bất thường khác, bạn có thể sử dụng các cách chăm sóc dành riêng cho móng tay như sau:
- Mát xa cho móng tay với dụng cụ đánh bóng và một chút gel dành riêng cho móng tay hằng ngày. Việc làm này kích thích máu lưu thông đến tận sát móng tay, giúp cho móng tay khoẻ mạnh hơn: không bị nứt và bong tróc.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để loại bỏ da chết và nuôi dưỡng lớp biểu bì xung quanh móng.
- Nếu sơn móng, bạn hãy bôi kem hydrat lên móng, chờ cho lớp kem này khô rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Lớp kem dưỡng sẽ giúp hydrat móng tay, bảo vệ và củng cố các sợi keratine - thành phần chủ yếu cấu thành nên móng.
- Nếu bạn vốn là người có móng tay giòn, dễ gãy thì nên tránh xa những dụng cụ cắt tỉa bằng kim loại. Thay vào đó, bạn chỉ nên giũa móng tay nhẹ nhàng với dụng cụ giũa móng làm từ một loại bìa carton cứng chỉ nên giũa theo một chiều nhất định.
- Khi làm việc nhà hay bất cứ công việc nào có sự góp mặt của chất tẩy rửa, nên đeo găng tay. Hoá chất có trong các dung dịch tẩy rửa là “kẻ thù” của móng tay vì chúng dễ làm cho móng tay bị khô, gãy và sần sùi.
Móng tay bị sọc và các biểu hiện bất thường khác sẽ cảnh báo cho bạn tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên đừng bỏ qua các dấu hiệu này để chăm sóc cơ thể mình tốt nhất nhé!
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe