-
Hè, cao điểm du lịch nên các công ty lữ hành xoay như chong chóng. Từ lính đến tướng đều phải “ra trận”. Có khi phải nối tour. Không biết là do công việc nhiều nên hay quên? Hay là do tuổi không còn trẻ?
-
Dĩ nhiên, tôi không thể nào nhớ nổi mình đã đi Sài Gòn bao nhiêu lần. Ăn dầm nằm dề ở cái chốn đó nhiều vô số kể, nhớ làm sao hết. Vậy mà, ai biểu tôi nói gì đó về Sài Gòn, tôi thua. Xô bồ. Tấp nập.
-
UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 995 năm “Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ (1028-2023) và Lễ công bố quyết định ghi danh “Hội thề trung hiếu” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Trước thềm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, hướng tới kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng ngày 24/5, Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An đã dành tặng nhiều suất quà cho các trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An.
-
Có những câu chuyện nhỏ xíu vậy thôi, mà khiến nhà văn Trương Chí Hùng yêu miền Tây đến lạ kỳ. Hễ có dịp nghỉ hè, bạn bè hay rủ đi du lịch nước ngoài nhưng với nhà văn thì chỉ muốn rủ bạn về miền Tây chơi.
-
Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt và làn điệu đặc sắc chứa đựng trầm tích và mạch nguồn văn hóa cộng đồng của dân ca mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục, tập quán vẫn có thể rung cảm, đồng điệu, chia sẻ... Thuộc nhóm dân tộc rất ít người tại Việt Nam, dân tộc Bố Y luôn nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, làm nên nét đẹp riêng trên mảnh đất biên cương Lào Cai.
-
Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để đề cửu UNESCO ghi danh. Đây là đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trong văn bản mới đây gửi cho Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên chính phủ năm 2024.
-
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Mo Mường ở 4 huyện của tỉnh Sơn La vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Tối 11/5, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2023.
-
Chữ viết của người Chăm xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu - Quảng Nam) vào thế kỷ thứ IV. Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau, như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Đến nay, các chức sắc người Chăm vẫn còn sử dụng trong giao tiếp hành chính, ghi chép địa bạ, luật tục, văn chương và kinh kệ.