Quả hồng ngâm là một loại quả có chứa nhiều dưỡng chất tốt. Song không phải ai cũng có thể hấp thu tốt những dưỡng chất này mà ngược lại nó có thể trở thành một món ăn rất độc. Một số thông tin sau đây sẽ giúp bạn sử dụng hợp lý và tránh bị ngộ độc.
1. Quả hồng ngâm như thế nào và giá trị dinh dưỡng
Quả hồng ngâm là loại quả được tìm thấy phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Xuân Vân (Tuyên Quang), Cao Lộc, Văn Lãng (Lạng Sơn), Bắc Kạn, Đà Lạt (Lâm Đồng). Hồng ngâm được quả hồng được ngâm nước nhiều ngày trước khi dùng. Lý do phải ngâm nước là bởi quả hồng khi hái xuống còn xanh chát, phải ngâm nước nhiều ngày và dùng kỹ thuật, bí quyết riêng để cho ra những quả có thịt vàng ươm, giòn ngon, hấp dẫn và có hương vị ngon hơn.
Trong quả hồng có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, các chất xơ hòa tan, mangan, đồng… và đặc biệt là các hợp chất phenolic. Hợp chất phenolic có tác dụng chống oxi hóa, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, ngoài ra cùng với vitamin C hợp chất phenolic còn có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của tế bào.
|
Trong quả hồng có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, các chất xơ hòa tan, mangan, đồng… rất tốt cho sức khoẻ |
Mangan - chất khoáng vi lượng có trong loại quả này sẽ giúp điều hòa thần kinh, tăng cường sự phát triển của trẻ em. Kali tốt cho những người bị cao huyết áp, làm việc trí óc và người hoạt động nhiều được hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, còn giúp "làm nhẹ" dạ dày, giảm chứng đầy hơi hoặc trị táo bón.
2. Tác dụng của quả hồng ngâm
Tốt cho người giảm cân: Rất nhiều bạn nữ thắc mắc quả hồng ngâm có bao nhiêu calo và có thể sử dụng để giảm cân không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng vị ngọt của hồng ngâm có thể chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories. Vậy nên loại trái cây này rất phù hợp trong khẩu phần ăn của người đang thực hiện chế độ giảm cân.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Loại trái cây này còn có thể chữa rối loạn tiêu hóa một cách hiệu quả nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả. Pectin là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt, tăng cường tiêu hóa.
|
Tác dụng của hồng ngâm - Chữa rối loạn tiêu hóa |
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Quả hồng chứa nhiều đường và chủ yếu là glucose và fructose. Hai loại đường này giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
Ngừa bệnh ung thư: Trong hồng ngâm còn có hàm lượng beta caroten cao. Beta caroten là một trong nhóm chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ tác động của gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, các hợp chất như sibutol và axit betulinic trong loại trái cây này cũng được coi là chất có tác dụng phòng bệnh ung thư.
Chống lão hóa và làm đẹp da: Nhóm hợp chất proan - thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ hồng ngâm sẽ bạn giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực qua đó giúp chống lão hoá và làm đẹp da hiệu quả.
Chống nhiễm trùng: Các chất catechins và polyphenolic có nhiều trong hồng ngâm sẽ giúp chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả.
3. Những điều cấm kỵ khi ăn hồng ngâm
Quả hồng ngâm kỵ ăn cùng thứ gì và những điều cấm kỵ gì khi sử dụng loại quả này?
3.1 Không ăn hồng ngâm lúc đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói sẽ kết tụ thành bã thức ăn trong dạ dày và rất khó tiêu hóa, điều này rất nguy hiểm cho đường ruột và dạ dày.
3.2 Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi ăn khoai lang dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, hai thứ này khi gặp nhau sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày.
|
Điều cấm kỵ - không ăn hồng ngâm với khoai lang |
Thậm chí hình thành sỏi không hòa tan trong dạ dày rất nguy hiểm.
3.3 Không ăn hồng khi ăn canh cuaxml:namespace prefix="o" />
Cũng giống như khi ăn hồng với khoai lang, hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, lưu lại trong dạ dày lâu ngày sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
|
Điều cấm kỵ - không ăn hồng ngâm với canh cua |
3.4 Không ăn hồng sau khi ăn trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng khả năng rất cao gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Do đây là 2 thực phẩm có chứa thành phần kỵ nhau và không nên ăn chung.
|
Điều cấm kỵ - không ăn hồng ngâm sau khi ăn trứng |
4. Ai không nên ăn hồng ngâm?
4.1 Những người bị đường huyết phải tránh xa hồng ngâm
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên cao hơn so với khi bạn ăn những loại hoa quả khác.
|
Những người bị đường huyết phải tránh xa hồng ngâm |
Đối với những bệnh nhân tiểu đường thì nên nói không với loại quả này, những người kém kiểm soát đường huyết cũng nên tránh ăn hồng ngâm.
4.2 Người thiếu máu không nên ăn hồng ngâm
Ăn hồng ngâm có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể do có chứa hàm lượng tanin khá cao. Do vậy, những người mắc bệnh thiếu máu thì hồng ngâm không khác gì một loại “quả độc”.
|
Người thiếu máu không nên ăn hồng ngâm |
4.3 Người có thể trạng kém không nên ăn hồng ngâm
Những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người bị khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này. Do hồng ngâm có thể gây bệnh tiêu hóa như tắc ruột hay tạo cảm giác nôn nao cho người ăn phải.
|
Người có thể trạng kém không nên ăn hồng ngâm |
Cụ thể hơn, hồng ngâm có vị chát, nên dễ bị kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non, sẽ bị tắc trong dạ dày và gây tắc ruột. Quả hồng ngâm cũng có tính hàn, không phù hợp với người bị cảm lạnh và suy nhược cơ thể.
Quả hồng ngâm tuy rất tốt cho cơ thể xong cần phải sử dụng đúng cách để chúng phát huy hết công dụng của mình. Hãy ghi nhớ những thông tin trên để áp dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bản thân cùng người thân nhé!
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe