MangYTe

12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chế độ ăn ít carbs có thể làm rối loạn nội tiết tố, gây vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbs có thể giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe trao đổi chất, tuy nhiên, áp dụng trong một thời gian dài có thể làm rối loạn nội tiết tố ở một số phụ nữ.
Mục lục

Hormone của phụ nữ được điều chỉnh bởi ba tuyến chính:

- Hypothalamus: nằm trong não

- Tuyến yên: nằm trong não

- Tuyến thượng thận: nằm ở trên cùng của thận

Tất cả ba tuyến tương tác theo những cách phức tạp để giữ cho nội tiết tố được cân bằng. Đây được gọi là trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA).

Trục HPA chịu trách nhiệm điều chỉnh mức độ căng thẳng, tâm trạng, cảm xúc, tiêu hóa, hệ thống miễn dịch, ham muốn tình dục, sự trao đổi chất, mức năng lượng của bạn,....

Ăn quá ít carbs hoặc calo và bị căng thẳng mãn tính có thể phá vỡ trục HPA, gây ra các vấn đề về nội tiết tố - (Ảnh: Freepik).

Các tuyến này nhạy cảm với những thứ như lượng calo nạp vào, căng thẳng và mức độ tập thể dục.

Căng thẳng lâu dài có thể khiến bạn sản xuất quá mức hormone cortisol và norepinephrine, tạo ra sự mất cân bằng làm tăng áp lực lên vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận .

Áp lực liên tục này cuối cùng có thể dẫn đến rối loạn chức năng trục HPA. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy yếu và nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài như suy giáp, viêm nhiễm, tiểu đường và rối loạn tâm trạng.

Có một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn quá ít calo hoặc carbs cũng có thể hoạt động như một tác nhân gây căng thẳng, gây rối loạn chức năng HPA.

Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn ít carbs có thể làm tăng sản xuất cortisol (hormone căng thẳng), làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Như vậy, ăn quá ít carbs hoặc calo và bị căng thẳng mãn tính có thể phá vỡ trục HPA, gây ra các vấn đề về nội tiết tố.

Chế độ ăn ít carbs có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh ở một số phụ nữ

Nếu bạn không ăn đủ carbs, bạn có thể bị chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Vô kinh được định nghĩa là không có chu kỳ kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên. Nguyên nhân phổ biến nhất của vô kinh là vô kinh vùng dưới đồi, gây ra bởi quá ít calo, quá ít carbs, giảm cân, căng thẳng hoặc tập thể dục quá nhiều.

Nếu bạn không ăn đủ carbs, bạn có thể bị chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh - (Ảnh: Freepik).

Vô kinh xảy ra do sự sụt giảm nồng độ của nhiều loại hormone khác nhau, chẳng hạn như hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Điều này dẫn đến hiệu ứng domino, làm giảm nồng độ của các hormone khác như hormone tạo hoàng thể (LH), hormone kích thích nang trứng (FSH), estrogen, progesterone và testosterone.

Những thay đổi này có thể làm chậm một số chức năng ở vùng dưới đồi, vùng não chịu trách nhiệm giải phóng hormone.

Mức độ thấp của leptin, một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ, là một nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra tình trạng vô kinh và kinh nguyệt không đều. Bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ cần một mức leptin nhất định để duy trì chức năng kinh nguyệt bình thường.

Nếu lượng tiêu thụ carbs hoặc calo của bạn quá thấp, nó có thể ngăn chặn mức leptin của bạn và cản trở khả năng điều chỉnh hormone sinh sản của leptin.

Bạn nên ăn bao nhiêu carb?

Lượng carbs tối ưu trong chế độ ăn uống khác nhau đối với mỗi cá nhân.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên bạn nên tiêu thụ 15–30% tổng lượng calo dưới dạng carbs.

Đối với hầu hết phụ nữ, lượng này thường tương đương với khoảng 75–150g mỗi ngày, tuy nhiên, một số người có thể thấy rằng lượng carbs cao hơn hoặc thấp hơn sẽ có lợi hơn.

Như vậy, để có sức khoẻ tốt nhất, chúng ta nên giảm cân lành mạnh, ăn uống điều độ kết hợp với chế độ tập thể dục đều đặn, tránh ăn kiêng quá mức gây ra thiếu hụt carbs, ảnh hướng đến nội tiết tố và chu kì kinh nguyệt của mình.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/che-do-an-it-carbs-co-the-lam-roi-loan-noi-tiet-to-gay-vo-kinh-hoac-kinh-nguyet-khong-deu-o-phu-nu-30874/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY