Chú tôi ở Kenya Ch?t vì COVID-19 trước khi được tiêm. Tại Mỹ, tôi chỉ việc ra hiệu Thuốc mua vắc xin
Mỗi khi nhìn thấy cuộc gọi từ nhà, lòng tôi lại chùng xuống. Tôi luôn lo sợ rằng họ thông báo rằng bà tôi đã qua đời. Bà ấy đã thở máy được bốn tuần và sự lo lắng của tôi gần như tan vỡ. Cuộc gọi đáng sợ có thể đến bất cứ lúc nào do COVID-19.
Ngay cả ở tuổi 96, bà nội người kenya của tôi vẫn nằm trong số hàng trăm triệu người ở thế giới đang phát triển không được tiêm vắc xin cho đến gần đây vì các quốc gia giàu có đã tích trữ hầu hết các mũi tiêm sẵn có. dù trẻ hơn bà ấy 60 tuổi nhưng tôi đã được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 4.2021 vì tôi đang sống ở mỹ, nơi bất kỳ ai trên 12 tuổi đều có thể tiêm vắc xin nếu họ muốn.
Tình trạng thiếu vắc xin trầm trọng với những người nghèo nhất thế giới được gọi là "nạn phân biệt chủng tộc", "lòng tham" và "sự thất bại thảm hại về đạo đức". Tuy nhiên, sự xấu hổ trước công chúng đã tạo ra rất ít sự khác biệt thực sự và cho đến nay châu Phi đã nhận được ít vắc xin nhất trên thế giới.
Khoảng một nửa số người mỹ hiện đã được tiêm phòng đầy đủ. ở kenya, con số đó chỉ là 1,1% dân số. trong khi các quốc gia giàu có đang bỏ tất cả các hạn chế và mở cửa lại xã hội vì hầu hết người lớn đã được tiêm chủng đầy đủ, các ca mắc covid-19 mới đang tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay trên khắp châu phi, nơi có ít người được tiêm chủng.
Phương tây đã dự trữ nhiều vắc xin hơn những gì họ cần, với các hợp đồng do một số quốc gia làm trung gian cho phép họ mua đủ liều để tiêm chủng cho từng người dân nhiều lần. vào đầu năm, các quốc gia bắc mỹ đã mua đủ liều vắc xin để tiêm chủng đầy đủ cho dân số trong khu vực hơn hai lần, trong khi các nước châu phi chỉ đủ cung cấp cho 1/3 dân số châu lục. quốc gia trẻ nhất thế giới - nam sudan hiện đã hết vắc xin và phải ngừng chương trình vì không biết khi nào mới có thêm mũi tiêm.
Từ 0 giờ 1 phút ngày 9.7.2011, nước Cộng hòa Nam Sudan chính thức ra đời, trở thành quốc gia trẻ nhất trên thế giới. Nam Sudan được tách gia từ Sudan - quốc gia lớn nhất châu Phi.
Trong số 3,5 tỉ người đã được tiêm chủng trên toàn thế giới, chỉ có 1,6% là ở các nước châu phi. các ca mắc covid-19 mới đã gia tăng trong 8 tuần liên tiếp trên lục địa đen, dẫn đến một làn sóng phong tỏa mới, hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải, sinh kế bị mất và tệ nhất là số người Ch?t cao. chỉ trong tuần qua, số người Tu vong do covid-19 ở châu phi đã tăng hơn 40%. nhiều người trong số này có thể không thiệt mạng nếu được tiêm vắc xin.
Vừa hoàn thành quá trình quay phim tại một đơn vị điều trị tích cực nhồi nhét điều trị cho những bệnh nhân covid-19 nguy kịch ở thủ đô kampala của uganda vào tháng trước, tôi biết tin chú justus của mình đã Ch?t vì vi rút xuyên biên giới ở kenya. tôi rất đau lòng và tức giận. chú đã không được tiêm chủng vì kenya không và vẫn chưa tiêm đủ liều vắc xin ngay cả cho một người lớn tuổi như chú.
Chú justus được chôn cất trong vòng 48 giờ theo yêu cầu của chính phủ kenya. ông là thành viên thứ ba trong gia đình đã Ch?t trong đại dịch covid-19 mà tôi không có cơ hội để thương tiếc một cách trọn vẹn.
Ở phía tây Kenya, nơi bà tôi sống và chú tôi qua đời, họ đang ở trong tình trạng khẩn cấp khi biến thể Delta tràn qua khu vực. Đây là đòn giáng mạnh khác với khu vực nghèo khó ở một đất nước đã sống với lệnh giới nghiêm toàn quốc kể từ cuối tháng 3.2020.
Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, đại dịch covid-19 đang quét qua châu phi. sự khác biệt ở đây là mọi người không thể bỏ qua các biện pháp sức khỏe cộng đồng thông thường, vì chúng ta không có sự xa xỉ trong việc triển khai vắc xin rộng rãi và miễn dịch cộng đồng để bảo vệ mình.
"Và bởi mọi người đang Ch?t mỗi ngày, đó là lý do tại sao tôi nói rằng vắc xin bị trì hoãn là vắc xin bị từ chối", Tiến sĩ Gitahi Githinji, Giám đốc điều hành nhóm của Amref Health Africa, nói với CNN.
Người châu Phi bối rối vì phong trào chống vắc xin ở phương Tây
Rwanda dường như có những quy định về mặt giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nghiêm ngặt nhất mà tôi từng thấy ở bất kỳ nơi nào trên lục địa đen, nhưng quốc gia đông phi này cũng phải thực hiện cuộc phong tỏa nghiêm ngặt khác để cố gắng ngăn chặn làn sóng lây nhiễm covid-19 thứ ba nguy hiểm.
Rwanda đã tuân theo tất cả các khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới (who) và dường như làm mọi thứ đúng đắn nhưng vẫn tràn ngập các ca mắc covid-19 vì chỉ có vắc xin mới cung cấp sự bảo vệ thực sự. với chỉ khoảng 2% người dân rwanda được tiêm vắc xin, đây có thể không phải là đợt phong tỏa cuối cùng của đất nước.
Nhiều người tôi đã gặp ở 5 quốc gia châu phi mà tôi từng đến thăm trong vài tuần qua đang bối rối trước tình trạng chống vắc xin ở phương tây. tôi đã xem tin tức về các cuộc biểu tình ở châu âu chống lại các quy tắc tiêm chủng, với một người bạn ở thủ đô nairobi ở kenya hỏi: "họ có thể cho chúng tôi những loại vắc xin mà họ không muốn không?".
Một số người mỹ thậm chí còn được tặng bằng bia, bánh rán hoặc tiền mặt để đi tiêm vắc xin covid-19, trong khi nhiều người châu phi sẽ vui vẻ nhận chúng miễn phí nếu có sẵn.
Trong khi những người giàu nhất thế giới dường như đang bước vào cuộc sống sau đại dịch, phần còn lại của chúng ta ở châu Phi vẫn đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng tàn khốc không có lối thoát cho tương lai gần. Biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hiện đã được phát hiện ở 21 quốc gia châu Phi và đang tiếp tục tăng.
Các cơ quan y tế toàn cầu đã cảnh báo rằng trong đại dịch toàn cầu, không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về vắc xin có nghĩa là các chủng vi rút mới có thể xuất hiện ở châu Phi và lây lan nhanh chóng sang phần còn lại của thế giới, khiến cho bất kỳ lợi ích tiêm chủng đại trà nào ở những nơi khác không hiệu quả.
Lục địa dễ bị tổn thương nhất
Bài học lớn nhất cho châu Phi, theo một số nhà lãnh đạo ở đây, là nó tự tồn tại và không có cái gọi là đoàn kết toàn cầu khi mọi người đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất.
Bộ trưởng y tế kenya - mutahi kagwe nói với tôi vào tháng 5: “là một lục địa, chúng ta phải ngừng tin rằng có bất kỳ ai ngoài kia là một người samaritanô nhân hậu trong kinh thánh sắp đến giúp chúng ta. đây là tình huống mà chúng tôi đã thấy rất rõ ràng rằng là mọi người vì bản thân mình”.
Các quốc gia như kenya phụ thuộc vào covax, nỗ lực của who để cung cấp vắc xin covid-19 cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp hơn, nhưng đang bị thiếu hụt và nhu cầu lớn hơn nhiều so với những liều vắc xin nhỏ giọt sẵn có để phân phối.
Rất lâu sau khi các khu vực giàu có nhất trên thế giới chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch, châu Phi có thể là nơi cuối cùng trên trái đất vẫn đang chiến đấu chống lại một loại vi rút độc hại mà không có vũ khí hoặc đạn dược nào cản được. Câu thần chú lặp đi lặp lại rằng "chúng ta đang ở bên nhau" trở nên vô nghĩa khi một số ít được đặc ân có nhiều vắc xin hơn mức họ cần và rất nhiều người không có gì.
Thời điểm bà tôi được cán bộ địa phương tiêm vắc xin thì đã quá muộn vì bà đã mắc covid-19. bà ấy sống lâu hơn chồng của mình, ông nội của tôi, hơn 25 năm, nhưng chúng tôi đang lo lắng rằng bà có thể không vượt qua khỏi căn bệnh này. trong khi tất cả những gì tôi cần để có được sự bảo vệ là đi bộ đến một hiệu Thuốc gần đó ở thủ đô washington (mỹ) mua vắc xin. nhưng nhiều người như bà tôi đã Ch?t hoặc sẽ Ch?t, vì thảm kịch ở nơi họ sống. trái tim bà giờ đang tan nát và trái tim tôi cũng vậy.