Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic phát hiện ra rằng nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng tăng lên theo khoảng thời gian đã qua sau lần tiêm vaccine thứ hai.
Ban đầu, có vẻ như chỉ riêng việc tiêm phòng vaccine COVID-19 cũng có thể đủ để chấm dứt đại dịch hoàn toàn. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự tiến hóa của virus, số lượng ca nhiễm trùng đột phá ngày càng tăng lên.
Trong khi những người được tiêm chủng vẫn được bảo vệ an toàn, hiện đã có hàng nghìn ca nhiễm trùng đột phá dù đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19.
|
Hiệu quả của vaccine giảm dần theo thời gian, kể cả đã tiêm 2 mũi. |
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hiệu quả của một hoặc hai liều vaccine có thể không đủ để chống lại một số yếu tố nhất định, như sự lây lan của biến thể Delta là rất khủng khiếp. Tuy nhiên có một câu trả lời khác cho việc tại sao vaccine không hoàn toàn hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng như trong các thử nghiệm lâm sàng, đó là hiệu quả của vaccine suy giảm theo thời gian.
Một nghiên cứu mới từ tổ chức Mayo Clinic của Mỹ đã xem xét hiệu quả lâu dài của vaccine Pfizer chống lại bệnh COVID-19 theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 97.000 bệnh nhân đã được tiêm chủng đầy đủ vào năm 2021 và được kiểm tra tại Mayo Clinic về các triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng sau khi tiêm chủng. Đã có gần 1.000 người có các trường hợp đột phá được đưa vào phân tích cuối cùng.
|
Nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn 10 lần sau 5 tháng tiêm mũi 2 vaccine Pfizer. |
Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic phát hiện ra rằng nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng tăng lên theo khoảng thời gian đã qua sau lần tiêm vaccine thứ hai. Theo nghiên cứu, tỷ lệ phát triển một trường hợp có các triệu chứng cao hơn gấp 7 lần trong 120 ngày sau khi tiêm chủng đầy đủ so với ngay sau khi tiêm liều cuối cùng. Nhưng sau 150 ngày, hoặc gần 5 tháng, nguy cơ nhiễm trùng có triệu chứng cao hơn gấp 10 lần.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vaccine ngừng hoạt động. Các tác giả nghiên cứu cho biết, những dữ liệu này cho thấy nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng vài tháng sau khi tiêm chủng vaccine Pfizer cao hơn so với ngày tiêm chủng đầy đủ, nhưng nguy cơ nhiễm trùng vẫn thấp hơn đáng kể so với khi chưa được tiêm chủng. Điều này góp phần khẳng định các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng để tiêm chủng phổ cập vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này cung cấp một tín hiệu ban đầu cho sự bảo vệ đang bị suy yếu chống lại nhiễm bệnh có triệu chứng từ vaccine Pfizer. Họ nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra thêm về cách kéo dài khả năng miễn dịch của vaccine trước khi các biện pháp hạn chế được phục hồi hoặc tiến hành liều tăng cường bổ sung.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên báo hiệu rằng khả năng bảo vệ vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer giảm dần theo thời gian. Một nghiên cứu của Vương quốc Anh từ tháng 8 cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine này từ 88%, một tháng sau liều thứ hai, xuống 74% sau 5 đến 6 tháng. Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu Oxford cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer có thể giảm ngay sau 3 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ.
Các kết quả nghiên cứu này đã khiến một số nước bắt đầu lên kế hoạch tiêm liều vaccine bổ sung cho những người đã nhận được liều thứ hai của họ trước đó 8 tháng. Bên cạnh đó, do nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo thời gian, ngay cả khi đã tiêm chủng đầy đủ, bạn vẫn cần tuân theo các biện pháp phòng ngừa COVID-19 như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nơi đông người để đảm bảo an toàn.
Xem thêm:
Ngô Diệc Phàm được cho là đến bệnh viện vì nhiễm 'giang mai' giai đoạn 3, căn bệnh này đáng sợ thế nào?
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin