Hóc xương cá là “tai nạn” rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
Hóc xương là tình trạng xương vướng vào cuốn họng gây cảm giác đau, khó nuốt. Nếu vô tình trẻ nuốt phải miếng xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản là rất cao.
Theo báo cáo, có nhiều trường hợp bị hóc xương gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch,… và những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những điều không được làm khi bị hóc xương cá:
Bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm. Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu. Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
Dưới đây, chúng tôi cung cấp cho bạn một số mẹo chữa hóc xương ngay tại nhà cực kỳ đơn giản và an toàn. Hãy cùng tham khảo qua nhé!
Chữa hóc xương bằng cam/ chanh
Ảnh minh hoạ.
Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng 1 miếng vỏ cam hoặc miếng chanh sẽ làm xương cá mềm và tan vào nước bọt. Lưu ý: nên bóc sạch hạt chanh để tránh nuốt hạt vào bụng.
Chữa hóc xương bằng vitamin C
Bạn ngậm 1 viên vitamin C cũng là cách hay khiến miếng xương cá dễ mềm và tan ra.
Chữa hóc xương bằng tỏi và đường
Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Hay có thể cho chút đường vào ngậm trong miệng một lúc thì miếng xương cũng tự động trôi đi.
Với các phương pháp trên nên áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Lưu ý, nếu xương mắc vào cuốn họng quá to và sắc nhọn thì phụ huynh đừng nên tự xử lý mà hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, giảm thiếu tối đa tình trạng thủng mạch máu và thực quản trẻ.
Biện pháp phòng hóc xương cho trẻ:
Cần bỏ hẳn thói quen chặt thịt lẫn xương để chế biến thức ăn. Thay vào đó, mẹ nên lọc thịt và xương riêng khi nấu ăn cho trẻ. Nhắc nhở trẻ không nên vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa trong lúc ăn. Nhai chậm, kỹ tránh ăn vội vàng để không làm nghẽn cuốn họng. Nếu ăn cá, mẹ nên gỡ xương cẩn thận hoặc nên xay nhuyễn cá để hạn chế tình trạng hóc xương ở trẻ nhỏ.
- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.
Theo Gia đình & Xã hội
Link bài gốc Lấy link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/meo-chua-hoc-xuong-ca-cuc-nhanh-ma-khong-phai-gap-bac-si-1722017122108582789.htm
Theo Gia đình & Xã hội