Thời cổ đại, việc Hoàng đế có nam sủng vốn không phải là chuyện kỳ quái. Tuy nhiên việc phong một nam giới làm Hoàng hậu, đưa vào cung hầu hạ là chuyện chưa từng có trong lịch sử. Vị Hoàng hậu đàn ông sở hữu nhan sắc khuynh thành, khiến nhà vua điêu đứng này có một cuộc đời vô cùng lận đận.
Nhắc đến những nhân vật đẹp nhất trong lịch sử cổ đại Trung Hoa, đa phần mọi người đều nghĩ đến những mỹ nhân sở hữu nhan sắc khuynh nước khuynh thành như Tây Thi hay Điêu Thuyền. Nhưng trong lịch sử Trung Hoa có một người đàn ông có nhan sắc "hoa nhường nguyệt thẹn", thậm chí còn đẹp hơn cả Tây Thi hay Điêu Thuyền. Vẻ đẹp ấy từng làm xáo động triều đình, sinh ra một khái niệm mới là "nam hậu" trong xã hội phong kiến. Người đàn ông đó chính là Hàn Tử Cao.
Ảnh minh họa.
Hàn Tử Cao , còn gọi là Trần Tử Cao, tên cũ là Man Tử, xuất thân ở tầng lớp thấp kém. Khi 16 tuổi, Hàn Tử Cao đã bộc lộ diện mạo khôi ngô bất thường với da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú, vóc dáng lại nho nhã thư sinh, khiến nhiều người tò mò tới chiêm ngưỡng.
Theo sử sách ghi chép, bấy giờ thế sự loạn lạc, Tử Cao cùng cha lưu lạc khắp nơi, thường đụng phải binh sĩ. Tuy nhiên, nhờ diện mạo khôi ngô của mình, Tử Cao nhiều lần được binh sĩ tha mạng.
Khi đang chuẩn bị trở về quê hương, Hàn Tử Cao vô tình gặp Trần Văn Đế. Thấy dung mạo mỹ lệ của Hàn Tử Cao,Trần Văn Đếđộng lòng liền ngỏ lời: "Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?". Tử Cao đồng ý. Khi đó,Trần Văn Đếmới 22 tuổi.
Theo ghi chép,Trần Văn Đếcó 2 thói xấu là thích đánh người khác và không muốn cho ai qua đêm chung phòng với mình. Tuy nhiên Hàn Tử Cao là ngoại lệ. NgàyTrần Văn Đếdạy cho Hàn Tử Cao cưỡi ngựa tập võ, đêm lại dạy Hàn Tử Cao đọc sách viết chữ.
Khi chưa lên ngôi đế,Trần Văn Đếhứa hẹn với Hàn Tử Cao: "Người ta nói, ta có tướng làm đế vương. Nếu là thật, khi đó ta sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Chỉ là tình yêu đồng tính người đời không chấp nhận". Hàn Tử Cao khi đó tự tin đáp lại rằng, nếu được lập làm hậu, ông sẽ không sợ người đời bàn tán.
Hàn tử cao tuy xuất thân thấp hèn nhưng lại là người thông minh. đượctrần văn đếdạy văn, dạy võ, ông trở thành trợ thủ đắc lực, vào sinh ra tử giúp trần văn đế xây dựng triều đại nhà trần. không ít lần, hàn tử cao chủ động xông pha trận mạc, chinh chiến nơi sa trường.
Họ sống chung với nhau, thân thiết hơn vợ chồng. tính tình trần văn đế vô cùng nóng nảy, thường hay tức giận, nhưng chỉ cần thấy hàn tử cao là nhanh chóng tiêu tan.
Khi lên ngôi, trần văn đế muốn phong hàn tử cao làm hoàng hậu như đã hứa nhưng bị bá quan văn võ ra sức ngăn cản. trước sự phản đối dữ dội, trần văn đế chỉ có thể phong hàn tử cao làm hữu quân tướng quân và không cho ông được rời mình nửa bước.
Không phong hàn tử cao làm hoàng hậu nhưng trần văn đế cũng không sủng ái hay gần gũi bất cứ phi tần nào, kể cả hoàng hậu của mình. năm 566, trần văn đế mắc bệnh nặng nằm liệt giường. những năm tháng cuối đời này, bên cạnh trần văn đế cũng chỉ có một tay hàn tử cao hầu hạ. nhớ chuyện khi xưa không giữ được lời hứa lập hậu, trần văn đế cảm thấy có lỗi với tử cao bèn để lại di cáo nói rằng khi mình chết đi, ông muốn trước cửa lăng mộ của mình phải có hai con kỳ lân đá, đều mang giới tính đực, để chứng tỏ tình cảm của mình dành cho hàn tử cao.
Sau khi trần văn đế qua đời, em họ của hoàng đế là trần húc nhiếp chính, định dùng quyền lực ép hàn tử cao làm nam sủng nhưng không được. sau đó, trần húc gán cho tử cao tội phản loạn. khi đó, hàn tử cao vẫn nắm binh quyền trong tay. tuy nhiên, ông không phản kháng mà chấp nhật bị xử tử ở tuổi 30. sau khi chết, xác hàn tử cao được chôn cùng với trần văn đế trong lăng mộ. hàn tử cao quyết định như vậy là để bảo vệ gia tộc cũng như tấm lòng trung trinh với trần văn đế.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
Theo Dương Huyền/Công lý & Xã hội
Link bài gốc Lấy link
https://xahoi.congly.vn/nam-hau-dau-tien-va-duy-nhat-trong-lich-su-trung-hoa-dep-hon-ca-dieu-thuyen-tay-thi-chung-tinh-den-muc-chap-nhan-bi-xu-tu-o-tuoi-30-270141.html
Theo Dương Huyền/Công lý & Xã hội