MangYTe

Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Nửa đêm bố mẹ hốt hoảng đi tìm con rồi bật cười khi thấy bé, nhưng dân mạng lại chỉ ngay ra sự nguy hiểm rình rập

Phụ huynh cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng những lưu ý để trẻ ngủ chung giường được an toàn.
Mục lục

Mới đây, trong một đoạn clip đang được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh hai vợ chồng giữa đêm lục hết chăn gối tìm con khiến ai xem cũng phải sốt sắng theo. tuy nhiên, sau khi phát hiện ra vị trí nằm của đứa trẻ, nhiều cư dân mạng bất ngờ lên tiếng cảnh báo về một T*i n*n nguy hiểm ở trẻ.

Cụ thể trong clip, người vợ tỉnh giấc giữa đêm thì chợt phát hiện không thấy con đâu. Cô lật tung mấy lớp chăn trên, chăn dưới, nhìn các góc và đuôi giường vẫn không thấy. Người vợ liền gọi chồng dậy cùng tìm, hai vợ chồng loay hoay định nhấc toàn bộ đống chăn để xem con ở đâu thì lúc này mới phát hiện ra con nằm ngủ ngay dưới chiếc gối của mẹ. Chiếc gối lớn trùm lên đầu con nên cặp vợ chồng không nhìn ra.

Sau khi tìm thấy con, người mẹ bật cười, thở phào nhẹ nhõm nhưng lại không đặt con về tư thế bình thường mà tiếp tục để bé ngủ dưới gối của mình.

Bố mẹ hốt hoảng tìm con giữa đêm

Đoạn clip thu hút rất đông lượt tương tác từ cộng đồng mạng. Mọi người ai nấy đều thở phào khi chứng khiến một pha tìm con giữa đêm đầy kịch tính. Đồng thời, hội bỉm sữa cũng “chột dạ” khi chứng kiến cảnh này vì khá quen thuộc, giống với tình trạng nhà mình.

Dẫu vậy, cũng có rất nhiều ý kiến bình luận cho rằng việc để con nằm dưới lớp chăn gối dày cộm như kia là rất nguy hiểm. Bởi chăn gối dày và nặng đè lên người sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp bé bị ngạt thở. Đặc biệt là trong clip bé còn chui xuống dưới gối của mẹ để ngủ.

“Ngủ lắm chăn gối nguy hiểm cho trẻ. Con chỉ cần cựa 1 cái là mẹ biết rồi chứ ai lại vậy”, “nguy hiểm quá nằm vậy gối chèn khó thở con”, “ngủ với con nhỏ mà chăn gối quá trời. Quá nguy hiểm cho em bé”,… là một số ý kiến của cộng đồng mạng.

Bên cạnh đó, nhiều người góp ý thêm bố mẹ nên tìm hiểu kỹ những kiến thức, lưu ý cần thiết khi ngủ cùng trẻ nhỏ, để tránh xảy ra T*i n*n nguy hại đến con nhỏ. Hoặc bố mẹ có thể sắm nôi, cũi, để trẻ ngủ riêng vừa an toàn, bố mẹ đỡ vất vả, lại giúp con hình thành thói quen ngủ riêng, tự lập ngay từ khi còn bé.

Những lưu ý bố mẹ nhất định phải biết để trẻ ngủ chung giường được an toàn

- không nên ngủ chung giường với trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. bởi đây là đối tượng có nguy cơ Tu vong cao nếu ngủ chung giường cùng bố mẹ. vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ nằm ngủ ở cũi hoặc nôi riêng nhưng được đặt sát cạnh giường bố mẹ.

- Đừng ngủ với trẻ nếu bố hoặc mẹ hút Thu*c.

- Không nên ngủ chung giường với trẻ nếu bố mẹ đang trong tình trạng ít nhận thức như quá mệt mỏi, hoặc đã uống bia rượu, hay uống Thu*c. Vì khi rơi vào trạng thái này bố mẹ thường ngủ say và sâu, không kiểm soát được bản thân, dễ gây nguy hiểm như nằm đè hoặc đạp trúng trẻ.

- Trẻ sẽ an toàn hơn nếu nằm ngủ cạnh mẹ.

- Không nên để trẻ dưới 1 tuổi ngủ chung với các anh chị lớn.

- đừng quấn chặt trẻ khi ngủ cùng bố mẹ vì trẻ có thể bị nóng. đó là một điều kiện để chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh xảy ra và trẻ không thể quơ tay chân để chạm vào bố mẹ, gửi lời cảnh báo là bố mẹ đang nằm quá gần con.

- Nếu mẹ có mái tóc dài thì nên giữ cho tóc gọn gàng, tránh trường hợp sợi tóc quấn quanh cổ hoặc tay chân của trẻ.

- Nếu bố hoặc mẹ bị béo phì thì cũng không nên ngủ chung với trẻ.

- Bố mẹ hãy luôn cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, trên một bề mặt vững chắc, sạch sẽ, không gian thoáng đãng, ánh sáng vừa phải.

- Khu vực trẻ ngủ không có bất kỳ con thú nhồi bông hoặc gối ở xung quanh và không nên cho trẻ gối đầu trên một chiếc gối hoặc chăn mềm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nua-dem-bo-me-hot-hoang-di-tim-con-roi-bat-cuoi-khi-thay-be-nhung-dan-mang-lai-chi-ngay-ra-su-nguy-hiem-rinh-rap-20210813144912479.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Quảng Trị: Xét xử vụ tiêm nhầm vắcxin khiến 3 trẻ sơ sinh Tu vong
    Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Dự phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng
    Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Bệnh lý về rốn trẻ sơ sinh
    Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
    Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
    Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Phải tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
    Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Bé 5 tuổi trông như trẻ sơ sinh
    Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh
    Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • 5 thử nghiệm thú vị về trẻ sơ sinh
    Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Trữ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh
    Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY