MangYTe

Khoa học hôm nay

Phát hiện một trường hợp sử dụng bằng dược sĩ, bác sĩ giả

MangYTe - Sở Y tế Đồng Nai xác nhận vừa phát hiện một trường hợp sử dụng bằng dược sĩ, bác sĩ giả để đăng ký thực hành tại bệnh viện công trên địa bàn.
Mục lục

Ngày 7-4, đại diện Sở Y tế Đồng Nai xác nhận vừa phát hiện một trường hợp sử dụng bằng dược sĩ, bác sĩ giả để hành nghề.

Cụ thể, bà Đ.K.L. (35 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) được xác định sử dụng bằng bác sĩ giả của Trường ĐH Y dược TP.HCM và bằng dược sĩ giả của Học viện Quân y.

Trước đó, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Đồng Nai đã làm việc với bà L. và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - nơi bà L. hợp đồng thực hành khám, chữa bệnh.

Theo xác minh, bà L. tốt nghiệp ngành dược tại Học viện Quân y vào tháng 7-2011. Năm 2012, bà tiếp tục học bác sĩ tại Trường ĐH Y dược TP.HCM và tốt nghiệp tháng 8-2018.

Thế nhưng, trong thời gian từ tháng 3-2013 đến tháng 6-2017, bà L. đăng ký thực hành chuyên môn tại khoa dược của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tháng 8-2019, bà L. tiếp tục đăng ký thực hành khám, chữa bệnh tại khoa cấp cứu của bệnh viện.

Qua làm việc, đoàn kiểm tra xác nhận thực tế bà L. không thực hành tại khoa dược của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (giai đoạn 2013-2017). Trong khi đó, cả Trường ĐH Y dược TP.HCM và Học viện Quân y xác nhận bằng của bà L. là giả.

Tiến hành kiểm tra nhà Thu*c T.T. (phường Tân Phong, TP Biên Hòa) do bà L. chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, Sở Y tế Đồng Nai đã thu hồi nhiều giấy tờ liên quan đến hoạt động của nhà Thu*c này. Đồng thời chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục điều tra làm rõ việc sử dụng văn bằng chuyên môn giả.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai xác nhận về trường hợp trên. Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ với đầy đủ bằng cấp, bệnh viện đã ký hợp đồng thực hành đối với bà L. và phân công một phó khoa hướng dẫn thực hành. "Thời điểm đó nhận mấy chục bác sĩ cùng lúc nên không thể phát hiện bằng giả được" - vị lãnh đạo này giải thích.

Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng "kiến tập" tại đây, bà L. có nhiều biểu hiện nghi vấn nên phòng tổ chức báo lại. Bệnh viện sau đó đã làm công văn gửi lên Trường ĐH Y dược TP.HCM nhờ xác minh lại.

Đồng thời, từ hồ sơ của bà L., bệnh viện cũng gửi công văn nhờ Học viện Quân y xác minh bằng cấp của người này. Kết quả xác minh cả 2 bằng của bà L. đều là giả. Do đó, bệnh viện đã làm báo cáo gửi Sở Y tế và Công an TP Biên Hòa giải quyết.

Vụ việc đang được các lực lượng chức năng liên quan tiếp tục điều tra làm rõ.

A.LỘC

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/phat-hien-mot-truong-hop-su-dung-bang-duoc-si-bac-si-gia-20200407180458823.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm phát hiện sớm gen ung thư vú giá từ 10,5 triệu đồng
    Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • BV Đại học Y dược có tư vấn sử dụng dụng cụ hít cho người bệnh hen suyễn không?
    Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Cẩn trọng khi mua và sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn
    Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • An cung ngưu hoàng hoàn: cẩn trọng khi sử dụng
    Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng
    Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Các xét nghiệm máu phát hiện viêm
    Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Những lưu ý khi trẻ em sử dụng steroid
    Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Bố mẹ, bác sĩ cùng “khóc” vì... con nghiện game
    Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Trường hợp tiêu chảy nào không được dùng loperamid
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Kháng sinh: Tránh sử dụng khi không cần thiết
    Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY