Mụ phù thủy đội mũ rộng vành cưỡi cán chổi bay - hình ảnh này đã quá quen thuộc với tuổi thơ của mọi người, trong các câu truyện cổ tích, truyện tranh, phim hoạt hình Harry Potter… Vậy tại sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác?
Phù thủy là những người sử dụng phép thuật có thể đánh đuổi được tà ma, chữa bệnh, giải hạn, gọi hồn, bói toán. Thời xưa, ở phương Tây sử dụng từ phù thủy để chỉ những người dùng thuật phù thủy để gây hại cho một cá nhân hay một tập thể. Ở phương Tây thời trung cổ, người ta tin phù thủy có một sức mạnh lớn có thể gây ra dịch hạch và bão, gây ra băng giá và nạn ốc sên, sâu bọ hủy hoại hạt giống...
Tại sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác
Những người bị xem là phù thủy phần lớn là các phụ nữ, đặc biệt là những góa phụ - những người không ai bênh vực ngoài ra những người già, người nghèo và những phụ nữ bào chế thảo dược cũng thường được xem là phù thủy.
Vậy vì sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác?
Theo quan niệm từ thời xưa, thời kỳ mà các thầy phù thủy là người quyền lực và quan trọng nhất trong các ngôi làng, trong các ngày lễ hội, để cầu cho một năm làm ăn mưa thuận gió hòa, các thầy phù thủy thường nhảy những điệu múa kỳ lạ, dựng thẳng cái cán chổi lên để tượng trưng cho việc cây cối hoa màu đâm hoa kết trái và kẹp cái cán chổi vào háng, phi ầm ầm như một thằng thần kinh quanh đống lửa để tượng trưng cho việc gia súc khỏe mạnh, sinh sôi. Thế là từ đấy, người ta gán luôn hành động cưỡi cán chổi cho phù thủy.
Thời trung cổ ở châu Âu, việc phù thủy có sử dụng được phép thuật và các bùa chú hại người hay không thì mới chỉ là một sự đồn thổi. Rất có thể, các phù thủy đơn giản là những nhà thảo dược học, chuyên nghiên cứu và bào chế các loại thuốc kỳ lạ. Bằng cách nào đó, các phù thủy đã bào chế thành công một loại mê dược để thực hành ma thuật khiến sự xuất hiện của họ trở nên ảo mộng hơn. Những loại ảo thuật này tạo ra ảo giác và một trong số đó là ảo giác cây chổi bay.
Dược sỹ David Kroll, trong một bài viết trên trang Forbes, nói rằng phù thuỷ ở thời Trung cổ pha chế thức uống từ các loại thực vật như Atropa belladonna (cây lu lu cực độc), Hyoscyamus niger (cây kỳ nham), Mandragora officinarum (cây khoai ma), và Datura stramonium (cây cà độc dược), tất cả đều sẽ cho ra những hoá chất gây ảo giác được biết đến là tropane alkaloids.
Jordanes Bergamo, một nhà văn thời trung cổ chuyên nghiên cứu về phù thủy đã viết như thế này: “Những phù thủy thừa nhận rằng vào những đêm trăng họ xức loại thảo dược gây ảo giác cho phu đánh xe ở khu vực dưới cánh tay - nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và qua niêm mạc của vùng hậu môn, sinh dục. Và người ta đã sử dụng một vật dụng quen thuộc, cái chối, chính xác là cán chổi, họ bôi các chất gây ảo giác lên cán chổi và chà xát vào vùng háng để tự gây ảo giác, giống như sử dụng ma túy ngày nay".
Những người được xức loại thảo dược này kể lại rằng: Khi các chất này bắt đầu phát huy tác dụng, người có cảm giác không trọng lượng giống như đang bay là là trên mặt đất. Đặc biệt, họ còn có cảm giác như đang ngồi trên một cái chổi và có thể điều chỉnh hướng của cây chổi này bay qua bay lại.
Con người không thể bay được, đó là điều hiển nhiên, nhưng sau khi sử dụng các chất này, sẽ tạo ra những cảm giác kỳ lạ, có thể thấy người nhẹ bẫng, cưỡi lên chổi và bay được. Vậy là câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao phù thủy cưỡi chổi” thực chất là một loại thảo dược mà phù thủy thế kỷ 15 đã sử dụng với người bình thường tạo ra ảo giác họ đang bay. Từ đó, qua thời gian hình ảnh phù thủy và cái chổi gắn liền với nhau đến tận bây giờ.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
Theo Công lý & Xã hội
Link bài gốc Lấy link
https://xahoi.congly.vn/tai-sao-phu-thuy-lai-cuoi-choi-ma-khong-cuoi-thu-khac-309434.html
Theo Công lý & Xã hội