Sau khi được bác sĩ người Pháp phát hiện, thành phố này nhanh chóng phát triển vượt trội. Hiện tại, nơi đây là trung tâm văn hóa, địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng.
Vào cuối thế kỷ 19, toàn quyền paul doumer đau đáu tìm một nơi để xây dựng khu nghỉ dưỡng cho người pháp ở đông dương. khi đó, bác sĩ alexandre yersin đã đề xuất đà lạt. ông phát hiện ra nơi này sau một lần đi thám hiểm vào năm 1893. và thế rồi đà lạt từ một nơi hoang vu, vắng vẻ, đã trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp của người pháp. khách sạn, trường học, biệt thự bắt đầu mọc lên nơi đây.
Dù trước Yersin đã có một số nhà thám hiểm đặt chân đến Đà Lạt. Nhưng vị bác sĩ này vẫn được xem là người đã tìm ra thành phố mộng mơ và đặt nền móng cho sự phát triển của nó.
Sở dĩ Paul Doumer đồng ý chọn Đà Lạt là vì khí hậu nơi đây quá dễ chịu và vẫn còn rất hoang sơ. Họ đánh giá khí hậu mảnh đất này giống với khí hậu ôn đới, có đủ 4 mùa trong năm. Thời điểm trước khi người Pháp đặt chân đến, Đà Lạt chủ yếu là người dân tộc Cơ Ho. Họ cũng đã giúp đỡ Yersin rất nhiều khi ông khám phá mảnh đất xinh đẹp này.
Có thể nhiều người không hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên Đà Lạt. Đà Lạt bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên của con suối Cam Ly (đoạn từ hồ Than Thở đến thác Cam Ly ngày nay). Trong ngôn ngữ người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước. Đà Lạt có nghĩa là nước của người Lạt, suối của người Lạt. Người Lạt chính là người Cơ Ho.
Những người kiến thiết nên Đà Lạt đã nói về thành phố này bằng tiếng La Tinh như sau:DatAliisLaetitiamAliisTemperiem (Tạm dịch là: Cho người này nguồn vui, cho người khác sự mát mẻ). Còn ngày nay, Đà Lạt được gọi với nhiều danh xưng khác như thành phố ngàn thông, thành phố mù sương, thành phố ngàn hoa, tiểu Paris,…
Hiện tại Đà Lạt đã thay đổi nhiều so với trước đây. Thống kê năm 2022 cho biết, thành phố này có diện tích 394,64km2, dân số là 425.000 người. Đà Lạt đang là đô thị loại I của nước ta, điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất khu vực Tây Nguyên.
Theo SHTT&ST
Link bài gốc Lấy link
https://sohuutritue.net.vn/thanh-pho-duy-nhat-o-viet-nam-do-1-nguoi-phap-tim-thay-y-nghia-ten-goi-nguoi-ban-dia-chua-chac-biet-d176192.html
Theo SHTT&ST