MangYTe

Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong tuổi thơ: 11 năm chạy thận, tập gõ phím bằng ngón chân để sáng tác văn học

Tuy sức khỏe có phần yếu đi nhưng thầy giáo Ký vẫn hăng say cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Mục lục

"Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.

Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký."

Đó là những lời kể về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kỳ - người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết trong cuốn SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Không chỉ là nhà giáo ưu tú, thầy Ký còn một là nhà văn sở hữu hơn 30 tác phẩm văn học gồm thơ, văn và truyện kí như "Tôi đi học", "Tôi học đại học" và gần đây nhất là "Tôi dạy học".

Hiện nay, thầy đã nghỉ hưu và sống cùng vợ trong căn nhà của cô con gái thứ hai. Không vì lý do sức khỏe, thầy Ký vẫn thường xuyên sáng tác các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi. Với thầy, những bài văn, vần thơ không chỉ là tinh hoa chắt lọc suốt hơn nửa thế kỷ của quá trình cố gắng phấn đấu không mệt mỏi mà còn giúp thầy Ký chiến đấu với bệnh tật hằng ngày.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong tuổi thơ: 11 năm chạy thận, tập gõ phím bằng ngón chân để sáng tác văn học - Ảnh 1.

Tiết lộ về tình trạng bệnh của mình trong chương trình gõ cửa thăm nhà, thầy ký chia sẻ: "tôi bị suy thận, đã chạy thận nhân tạo 11 năm, điều trị ở bệnh viện 175. thêm nữa, nếu tôi nằm lâu, tiếng nói của tôi sẽ bất thường. thậm chí, ngồi nói chuyện nhưng mà giọng tôi vẫn hơi khàn khàn. trước đây tôi đi giao lưu, có lúc nói cả tiếng không có vấn đề gì nhưng giờ yếu hơn rất nhiều. để vượt qua những bệnh tật đó, tôi viết văn. đó chính là cứu cánh để tôi chống đối với bệnh tật".

Tuổi đã cao nhưng thầy Ký vẫn thường xuyên luyện viết chữ tới tận bây giờ, quá trình luyện viết liên tục. Năm 1995, thầy có cơ hội được tiếp cận và sử dụng vi tính nên việc sáng tác đã đỡ khó khăn hơn rất nhiều. Thầy dùng đôi bàn chân để gõ phím, tuy nhiên, ngón chân to nên hay bị dính phím. Vì thế, thầy mới nghĩ ra cách dùng bút chì, ở đầu có hai viên tẩy để không bị trượt khi gõ.

Đôi chân của thầy Ký được thường xuyên rèn luyện để chúng linh hoạt chẳng kém gì đôi bàn tay của người bình thường.

Lân Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/thay-giao-nguyen-ngoc-ky-trong-tuoi-tho-11-nam-chay-than-tap-go-phim-bang-ngon-chan-de-sang-tac-van-hoc-20210416165959723.chn)

Tin cùng nội dung

  • 5 dấu hiệu cảnh báo suy thận nhưng nhiều người hay bỏ qua!
    Nhận biết sớm dấu hiệu suy thận sẽ tạo tiền đề cho việc điều trị đạt hiệu quả và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, thực hiện chức năng chính là loại bỏ chất thải, nước dư thừa trong máu.
  • Chạy thận nhân tạo những nguy cơ biến chứng
    Thận là một phần của cơ quan tiết niệu nằm ở hai bên cột sống, ngay giữa lưng, có chức năng lọc máu, giữ cân bằng nước, chất muối khoáng trong máu và giúp cho cơ thể kiểm soát được huyết áp.
  • Hội chứng mất cơ bụng là gì?
    Hội chứng mất cơ bụng gọi là Eagle-Barrett hoặc hội chứng bộ ba, là một tập hợp các khiếm khuyết bẩm sinh: các cơ bụng ở phía trước yếu hoặc bị mất; các bộ phận của đường tiết niệu phát triển bất thường; ở trẻ nam, có đến 95% các trường hợp tinh hoàn ở lại bên trong ổ bụng mà không xuống bìu; có các tổn thương khác như: độ cong cột sống, trật khớp hông, bàn chân vẹo, các bệnh về hô hấp, tim hoặc tiêu hóa.
  • Con gái được mẹ hiến thận: “Mẹ sinh tôi ra lần thứ 2 trong đời...
    “Mẹ tôi đã bất chấp nguy hiểm để cho tôi quả thận với mong muốn con có sức khỏe tiếp tục cuộc sống. Tôi rất tự hào và yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ tôi đã sinh tôi ra lần thứ hai trong cuộc đời này…”, chị Trương Thúy An (SN 1990, trú Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) chia sẻ.
  • Sản phụ phải chạy thận nhân tạo vẫn sinh con khoẻ mạnh
    Một bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo đã được các bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ tạo kỳ tích sinh con khỏe mạnh sau 30 tuần được theo dõi, điều trị với phác đồ lọc máu thai kỳ.
  • Kỷ niệm không phai
    Những năm đầu tiên về công tác tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tam Kỳ (Đa khoa tỉnh Quảng Nam ngày nay)
  • “Cái Ch?t êm ái” dưới góc nhìn người bệnh
    Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các bác sĩ làm chuyên môn, nhà quản lý, những người làm luật… xung quanh đề xuất của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, bổ sung “Quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Vậy nhìn từ góc độ người bệnh, họ nghĩ sao về đề xuất này....?
  • Suy thận nhẹ, dùng Thuốc thế nào?
    Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, đi khám được biết bị suy thận nhẹ và phải cẩn trọng mỗi khi dùng Thuốc. Mong bác sĩ tư vấn tôi nên dùng Thuốc như thế nào?
  • Dinh dưỡng ở người chạy thận nhân tạo
    Dư âm sau những ngày Tết, sau rằm tháng Giêng là những món ăn thịt cá nhiều đạm, nhiều loại bánh kẹo phong phú.
  • Chạy thận nhân tạo có tác dụng phụ không?
    2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY