Từ xa xưa, vật nuôi không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong thời nhà Đường, chọi dế rất phổ biến, và có rất nhiều người nuôi dế cho đến thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong số những vật nuôi được người xưa yêu thích thì chó vẫn được yêu thích hơn cả.
Ảnh minh họa.
Ngày nay, những người trẻ tuổi nuôi chó có thể giảm bớt áp lực công việc trong khi những người lớn tuổi nuôi chó có thể giảm bớt sự cô đơn và là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Tuy nhiên, nhiều chú chó cưng chưa quen với chủ khi mới được thuần hóa, chúng có thể cắn chủ. Dù đã tiêm phòng trước khi đưa về nhà nhưng vẫn phải sát trùng vết thương nếu bị chó cắn và đến bệnh viện tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
Vậy còn người xưa không có thuốc chủng ngừa bệnh dại, họ sẽ làm gì nếu bị chó cắn?
Trường hợp mắc bệnh dại đầu tiên được ghi nhận vào thời Tây Hán, nhưng chỉ ghi chép rằng bệnh nhân là một vị quan bị chó điên cắn sau đó không qua khỏi, không có hồ sơ về quá trình điều trị. Cho đến thời Đông Tấn, có một ý sĩ tên là Cát Hồng đã phát triển một phương pháp điều trị bệnh dại.
Cát Hồng tin vào Đạo gia và có nhiều nghiên cứu về thuật giả kim. Trên thực tế, ông cũng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền y học cổ đại Trung Quốc. Cát Hồng đã viết một cuốn sách ghi lại một số lượng lớn các đơn thuốc cấp cứu cho các bệnh từ đơn giản đến phực tạp. Và vì là "trường hợp khẩn cấp", các dược liệu được sử dụng trong đơn thuốc đều là thông dụng.
Bệnh dại mà chúng ta đang nói đến ngày nay được gọi là "chứng sợ nước" vào thời Cát Hồng. Sau khi bị chó cắn, nếu lên cơn dại, người ta sẽ có biểu hiện sợ hãi rõ ràng, sẽ co giật khi nghe thấy âm thanh của nước. Người xưa không có cách nào phát triển ra vắc-xin, nhưng họ biết một phương pháp chống độc bằng thuốc độc. Phương pháp điều trị của Cát Hồng là giết chết con chó đã cắn, nghiền nát não nó rồi bôi lên chỗ bị bệnh, vết thương có thể thuyên giảm sau 3 ngày liên tục thực hiện.
Hiệu quả của phương pháp này cũng đã được xác nhận trong nghiên cứu y học hiện đại. Thuốc chủng ngừa bệnh dại lần đầu tiên được phát triển ở Châu Âu vào thế kỷ 19. Người phát minh ra nó là Louis Pasteur. Vắc xin do Pasteur phát triển thực sự được tạo ra bằng cách làm khô thêm chất chiết xuất từ não của bệnh dại. Việc làm khô là để làm cho vi rút an toàn, các hoạt động bị suy yếu.
Phương pháp của Cát Hồng phần lớn bắt nguồn từ phần tóm tắt lý thuyết trong cuốn "Hoàng đế nội kinh". Kiến thức và cách chữa bệnh dại của ông sớm hơn Tây y cả nghìn năm.
Ngày nay, lĩnh vực y tế trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến vai trò của y học Trung Quốc trong việc nâng cao sức khỏe con người. Nữ giáo sư, dược sĩ Đồ U U, đoạt giải Nobel Y học hoặc Sinh lý năm 2015, sử dụng phương pháp truyền thống chiết xuất được Thanh hao tố (Artemisinin) dùng để chữa bệnh sốt rét từ cây Thanh Hao hoa vàng. Việc này đã góp phần vào nỗ lực chống lại bệnh sốt rét trên toàn thế giới của Trung Quốc.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
Theo Dương Huyền/Công lý & Xã hội
Link bài gốc Lấy link
https://xahoi.congly.vn/thoi-co-dai-khong-co-thuoc-tiem-chung-benh-dai-ho-se-lam-gi-neu-bi-cho-can-sau-khi-biet-ban-se-kham-phuc-su-khon-ngoan-cua-nguoi-xua-283284.html
Theo Dương Huyền/Công lý & Xã hội