Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, các biểu hiện của bệnh lý khiến trẻ bị ngứa ngáy, da bị khô ráp, khó chịu. Hầu hết các trường hợp
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, các biểu hiện của bệnh lý khiến trẻ bị ngứa ngáy, da bị khô ráp, khó chịu. Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh viêm da dị ứng sẽ không gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng ở mức độ nặng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, các biểu hiện của bệnh lý khiến trẻ bị ngứa ngáy, da bị khô ráp, khó chịu
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh chàm sữa là tình trạng thường gặp. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở trẻ từ 11 – 12 tháng tuổi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà viêm da dị ứng ở trẻ có thể chia thành các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn cấp tính: Da bé sẽ xuất hiện các mẩn đỏ hoặc phát ban tập trung thành từng đám nhỏ trên da.
- Giai đoạn cấp tính: Lúc này, da bé sẽ có hiện tượng khô ráp và ngứa ngáy khó chịu
- Giai đoạn mãn tính: Vùng da bị tổn thương của trẻ sẽ bị dày sừng, bong tróc vảy lichen hóa và xuất hiện các cơn ngứa nhẹ.
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi tình trạng da bị bong tróc, đỏ ở những vùng da dễ nhìn thấy như hai bên má, da đầu, sau tai. Các triệu chứng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ có xu hướng lan rộng đến vùng cổ tay, mặt, háng, mặt trong đầu gối, bẹn, bộ phận sinh dục.
Trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng trong thời gian dài hoặc bệnh bùng phát nhiều lần có thể dẫn đến da hình thành sẹo, thâm do cọ xát. Nếu vùng da nổi sẩn đỏ bị vỡ ra, rò rỉ dịch hoặc máu sẽ có thể gây ra nhiễm trùng da, bội nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Hiện nay học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da dị ứng cũng như như viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và điều trị các bác sĩ nhận thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, cụ thể như:
- Nước bọt, độ ẩm của sữa hoặc mồ hôi đọng lại trên da bé mà không được vệ sinh vệ sạch sẽ.
- Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, lông động vật, khói thuốc lá,…đều là những tác nhân có thể gây kích ứng dị ứng.
- Tổn thương da, các vết trầy xước, nấm mốc hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, trời quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên và dễ gây ra kích ứng.
Tổn thương da, các vết trầy xước, nấm mốc hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng
- Người thân trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
- Căng thẳng về tinh thần hay thể chất đều là những nguyên nhân có thể gây ra viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Các triệu chứng của bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Dưới đây là các biện pháp điều trị viêm da dị ứng trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Trẻ sơ sinh thường có làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến khích áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tốt hơn. Đồng thời hạn chế các tác dụng phụ của thuốc điều trị gây ra.
Các biện pháp chăm sóc da cho trẻ khi bị viêm da dị ứng được áp dụng phổ biến như sau:
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ, mang bao tay để tránh tình trạng cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương, có thể gây trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da, bội nhiễm.
- Giữ không gian sống của bé luôn được mát mẻ, có độ ẩm không khí vừa phải. Bạn có thể kết hợp máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ để giúp da bé không bị khô ráp, mất nước.
- Tránh tắm cho bé bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm phá vỡ lớp màng lipid trên da. Ba mẹ nên sử dụng nước ấm để tắm và tắm không quá 10 phút.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chất tạo màu, không chất tạo mùi hương vì có thể gây kích ứng da trẻ. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
Dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần sau khi tắm cho trẻ để tăng cường độ ẩm cho da, làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô ráp, khó chịu
- Chọn mặc cho trẻ những quần áo thoáng mát, thấm hút tốt nhu cotton hay sợi tự nhiên. Tránh các loại vải len, vải sợi tổng hợp hay quần áo bó sát vì có thể gây cọ xát và làm kích ứng da, khiến các triệu chứng viêm da dị ứng bùng phát dữ dội hơn.
- Dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần sau khi tắm cho trẻ để tăng cường độ ẩm cho da, làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô ráp, khó chịu. Một số loại kem dưỡng ẩm chuyên dành riêng cho làn da của bé như Eucerin, Curel, Alpha Keri. Để lựa chọn kem dưỡng ẩm da phù hợp với làn da của trẻ, bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Trong một số trường hợp, các triệu chứng viêm da dị ứng gây ngứa ngáy, đau rát, khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ,…Và các biện pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng điều trị, lúc này ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh lý và độ tuổi mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh:
- Các loại kem bôi, thuốc mỡ Steroid thoa ngoài da để cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng ở mức độ nghiêm trọng. Liều lượng và cách dùng thuốc sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bôi cho trẻ.
- Các loại thuốc kháng sinh đường uống thường được chỉ định để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
- Trong trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng có dấu hiệu bị nhiễm trùng, lúc này bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh dạng uống và kết hợp với bôi ngoài da để kiểm soát tình trạng các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
- Nếu tổn thương da do viêm da dị ứng lan rộng ra toàn thân, bác sĩ có thể đề nghị ba mẹ pha các loại thuốc sát trùng hoặc thuốc kháng sinh vào bồn để tắm cho bé.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Trong những tháng đầu thời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời cũng là thuốc chữa trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả.
Trong một số nghiên cứu, cho thấy những trẻ dùng sữa mẹ ngay khi chào đời sẽ ít nguy cơ mắc các bệnh viêm da, đồng thời cũng sẽ có hệ miễn dịch hoàn thiện hơn những trẻ dùng sữa công thức.
Bên cạnh đó, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn có trong sữa mẹ sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ cả bên trong và bên ngoài hiệu quả.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời cũng là thuốc chữa trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả
Trong quá trình cho bé bú, mẹ có thể kết hợp nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị tổn thương trong vài ngày liên tiếp để theo dõi triệu chứng cải thiện. Lưu ý cần vệ sinh sạch vùng da bị dị ứng của bé trước khi thực hiện cách này.
Ngoài ra, trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đồng thời tránh dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, đậu nành, đậu phộng,…
Các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng da. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng như nổi mụn rộp, chốc lở, viêm mô tế bào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Song song áp dụng các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ cần lưu ý một số biện pháp sau để phòng ngừa bệnh tái lại nhiều lần có thể gây tổn thương da, để lại thâm sẹo vĩnh viễn ở trẻ.
- Cần xác định yếu tố gây bùng phát các triệu chứng để hạn chế bệnh viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây bệnh bởi virus cảm lạnh có thể khiến trẻ bị phát ban và nhiễm trùng.
- Tránh sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm, của người lớn cho trẻ. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của trẻ.
- Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Đến lúc cho trẻ ăn dặm, ba mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn hợp lý nhất.
Đa số các trường hợp viêm da dị ứng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Do đó, bạn không nên quá lo lắng và có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng, ba mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm da dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị
- Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát