MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

1 người mang rắn hổ 4,5 kg quấn trên tay đến bệnh viện cầu cứu

(MangYTe)- Sau khi bị con rắn hổ mang chúa 4,5 kg cắn, người đàn ông đến bệnh viện cùng con rắn trên tay, cầu cứu bác sĩ.
Mục lục

Chiều ngày 19-8, hiện tại anh PVT (38 tuổi, huyện Tân Châu, Tây Ninh) người bị rắn Hổ mang chúa cắn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê sâu.

1 người mang rắn hổ 4,5 kg quấn trên tay đến bệnh viện cầu cứu - ảnh 1
Anh T. đang cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Người dân cung cấp

Theo bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, vào khoảng hơn 8 giờ cùng ngày, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn vào đùi, gây nguy kịch đến tính mạng.

Theo lời kể người nhà bệnh nhân, khoảng 7 giờ 30 cùng ngày, khi đang làm thuê trong vườn mãng cầu ở xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu, khu vực giáp ranh núi Bà Đen), bất ngờ anh T. phát hiện con rắn này.

Sau đó, anh T. đuổi theo để bắt sống con rắn hổ. Nhưng khi vừa bắt được anh T. bị con rắn quay lại cắn vào đùi phải.

Lúc này, anh T. đã nhanh tay chụp được đầu con rắn, tự ga rô và chạy nhanh ra đường kêu người đến cứu giúp.

Thấy vậy người dân đã nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu.

Được biết, con rắn hổ mang chúa dài khoảng 3 mét, nặng gần 4,5kg.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/thoi-su/1-nguoi-mang-ran-ho-45-kg-quan-tren-tay-den-benh-vien-cau-cuu-932957.html)

Tin cùng nội dung

  • Không nên garo khi bị rắn cắn
    Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • Cách xử trí và sơ cứu hiệu quả khi bị rắn cắn
    T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Cấp cứu đúng khi bị rắn cắn
    Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Những sai lầm Ch?t người khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn
    Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Sơ cứu khi bị rắn cắn
    Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tại sao không băng garo sau khi bị rắn cắn?
    Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Xử trí sai khi bị rắn cắn có thể nguy hiểm tính mạng
    Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Việc cần làm ngay khi bị rắn cắn
    Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • Bị rắn cắn, sơ cứu thế nào?
    (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Tránh bị rắn cắn
    Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.