MangYTe

Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bài Thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không có thể làm giảm ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi,... Tuy nhiên biện pháp này chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ.
Mục lục

với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, lá trầu không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không có thể làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, khó thở,…

Tác dụng của lá trầu không đối với bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi sưng viêm do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như không khí ô nhiễm, khói Thuốc lá, hóa chất độc hại, nước xịt phòng,…

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khá phổ biến, có thể xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. bệnh lý này gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở,… với những tình trạng bệnh nhẹ, một số người bệnh đã tận dụng lá trầu không để làm giảm và cải thiện triệu chứng.

Trầu không là loại thảo dược thân leo, thuộc họ hồ tiêu. lá trầu không chứa nhiều thành phần hóa học và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Theo dân gian, lá trầu không có vị cay, nồng, mùi thơm và tính ấm. thảo dược này quy vào kinh phế (phổi) nên có tác dụng khu phong tán hàn và làm loãng đờm.

Ngoài ra, nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy trầu không có khả năng kháng sinh mạnh đối với liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, song cầu khuẩn,…

Với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, lá trầu không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. từ đó hạn chế được các biến chứng của bệnh như viêm xoang, viêm họng,…

Tuy nhiên lá trầu không là thảo dược thiên nhiên nên cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. vì vậy cách chữa viêm mũi dị ứng này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và chưa phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Thực hiện bài Thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không

1. Bài Thuốc từ lá trầu không và dầu mù tạt

Bài Thuốc từ lá trầu không và dầu mù tạt không chỉ thích hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, mà còn được áp dụng cho những người mắc các bệnh lý về phổi như cảm cúm, ho khan, viêm phế quản,…

Thực hiện:

    Rửa sạch lá trầu không, dùng khăn vải lau khô

Khi thực hiện cách chữa này, cần tránh để lá trầu không quá sát người. nhiệt độ cao có thể gây kích ứng và bỏng da.

2. Bài Thuốc xông từ lá trầu không

So với bài Thuốc trên, bài Thuốc xông từ lá trầu không giúp giảm nhanh hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. từ đó giúp thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè,…

Thực hiện:

    Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, vò nát và cho vào nồi

Bài Thuốc xông từ lá trầu không có tác dụng làm ẩm và hạn chế kích ứng ở đường hô hấp. để loại bỏ các dị nguyên, bạn có thể kết hợp với biện pháp rửa mũi bằng nước muối S*nh l*.

Thực hiện cách này 1 lần/ ngày liên tục trong vài ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, ho, chảy nước mũi,…

Lưu ý khi thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng là cách chữa đơn giản nhưng có đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt. tuy nhiên tác dụng của biện pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp có mức độ nhẹ.

Nhằm kiểm soát triệu chứng của bệnh và hạn chế rủi ro khi thực hiện, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    Cần làm sạch lá trầu không trước khi thực hiện bài Thuốc.

Nếu mũi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như phù nề, chảy máu hoặc chảy mủ, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không cho trường hợp này có thể khiến bệnh chuyển biến xấu và làm phát sinh các biến chứng khác ở đường hô hấp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-mui-di-ung-bang-la-trau-khong)

Tin cùng nội dung

  • Các bài Thuốc hòa giải
    Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • 10 bài Thuốc trị viêm đường tiết niệu
    Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Các bài Thuốc hành khí và giáng khí
    Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • 3 bài Thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt
    Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Các bài Thuốc cố sáp
    Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • Các bài Thuốc giải biểu
    I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt, viêm tấy
    Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Món ăn, bài Thuốc trị dị ứng
    Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ em
    Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm (Viêm da dị ứng)
    Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY