Một trong những điều may mắn nhất của người miền ngoài khi du lịch miền Tây đó là được “ăn giỗ”.
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 1. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 1.]()
- Dợ thằng 2 dề rồi đó hả bây?
Câu hỏi thất thanh vọng từ đằng bếp ra phía trước cửa khi vợ anh 2 còn chưa kịp đặt chân vào nền gạch tàu bóng hới vừa lát cách giỗ vài hôm.
- Bây dìa dới ai dậy? Xấp nhỏ đâu? Cơm nước dì chưa bây?
Thiệt không hiểu là tôi đi Sài Gòn lâu quá nên quên cái ngữ điệu ăn to nói lớn của người miền mình hay là vì lâu ngày chưa được nghe lại nên trong lòng có chút bồi hồi. Nếu yêu thích sự thật thà, ngay cả khi nó không được bóng bẩy và hoa mỹ thì mời bạn ngồi lại với chúng tôi, bàn về một trong những văn hóa nổi của người miền Tây. Bài viết có thể sẽ sử dụng rất nhiều câu từ, cách nói theo ngữ điệu miền Tây, tôi mong điều ấy mang lại sự thân thuộc. Dành tặng cho những ai đã lâu rồi không về... ăn giỗ.
![“Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 2. “Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 2.]()
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 2. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 2.]()
Tôi sợ mình bàn về đám giỗ miền tây sẽ chẳng thể kham nổi vì nó có từ thời ông cha mình đi mở cõi, bây giờ nhìn thấy đã khác đi nhiều. thế nhưng, lớn lên tôi bắt đầu hiểu dần - một trong những điều may mắn nhất của người miền ngoài khi du lịch miền tây đó là được “ăn giỗ”. dù chưa có bất kỳ sách vở hay thủ tục nào ghi lại đám giỗ miền tây là một trong những hủ tục mà mỗi gia đình ở đây đều phải thực hiện, thế nhưng hàng thế kỷ qua người ta vẫn xem nó là một tập quán đặc trưng.
"làm gì thì làm chớ giỗ quảy ông bà mà quên là không khá lên được", tôi nhớ mẹ tôi đã dặn như thế.
![]()
![]()
![]()
Với người miền tây, đám giỗ là một ngày quan trọng không chỉ của một gia đình mà còn là lúc thể hiện tình cảm giữa chòm xóm, láng giềng.
Thời đấy, nhà nội còn ở căn chòi trên nền đất được bồi cứng, chân người đi qua đi lại vài năm nền đất cũng bóng láng, nắng ráo thì chả sao nhưng hễ mỗi độ mưa là nhà cửa sền sệt, sau này nội lót gạch tàu bóng láng, bảnh lắm. Mỗi khi nhà nội có giỗ, cha đưa mẹ con tôi về trước 2 ngày để phụ từ việc nướng bánh bông lan, gói bánh Tét, bánh ít đến việc đốn lá, chẻ củi,... tính từ ngày giỗ chính đến khi về là tổng cộng gia đình tôi có 4 ngày ở nội. 4 ngày duy nhất trong năm mà thường lệ năm nào tôi cũng mong chờ trong sự háo hức, có khi mong ngóng đó còn dồn dập hơn cả bọn trẻ đi học mong chờ ngày nghỉ Tết.
Đám giỗ miền tây diễn ra trong 2 ngày, ngày đầu gọi là ngày tiên thường và ngày thứ hai là giỗ chính.
![“Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 4. “Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 4.]()
Vào ngày tiên thường, người trong gia đình sẽ cúng mâm cơm gọi là “cơm cáo giỗ” theo nghĩa bóng, “cơm cáo giỗ” như một sự thông báo với tổ tiên và người mất rằng: “mai là ngày giỗ, mời người mất và tổ tiên trở về dùng cơm cùng gia đình”. vào ngày tiên thường nhà làm giỗ đã xôm và bận rộn hơn mọi ngày.
Người miền tây không định nghĩa sự trọng đại từ những quy trình rườm rà, phức tạp. họ làm tất cả mọi điều thông qua sự giúp đỡ và lời nhắn nhủ. với tay lấy cái nón lá trên hàng rào, cô tôi dắt chiếc xe đạp cũ từ thời bà nội còn đến nay rồi đạp đi dọc khắp xóm, đi tới nhà nào cô ghé vào nhà đó rồi ngồi bệt xuống chừng 5 phút, hỏi thăm chuyện này kia rồi miệng chúm chím nhắn: “bữa 18 âm này, nhà có làm mâm cơm cúng nội, bây quởn chạy qua tiếp rồi vợ chồng xúm lại ăn cơm”. câu nói coi vậy là hoành tráng dữ lắm rồi đó, ý câu còn ẩn dụ: “trước hôm cúng một ngày sẽ gói bánh, mần heo ai rảnh qua phụ một tay cho vui nhà vui cửa”, từ “qua tiếp” nghĩa là mời hàng xóm sang phụ giúp cho xuể những việc trước giỗ gia chủ phải làm. cái tình làng nghĩa sớm đeo bám chắc có vài trăm năm từ khi miền mình mới hình thành à nghen! nên người miền tây nói riêng không ngại nhờ vả và cũng chưa từng ngại giúp!
![]()
![]()
![]()
![]()
Người phụ nữ phụ trách gần như toàn bộ phần đi chợ, bếp núc, bày biện vì họ chu đáo, hiểu rõ nhất các thủ tục cần làm.
Nhà nào làm ăn khá giả, thể nào cũng có mục “mần heo”, người miền ngoài hay gọi là “giết lợn”. giờ tân tiến nên nghe thật rùng rợn nhưng bao đời vẫn thế, tục “giết lợn” không bắt buộc nhưng lại là một “thông báo ngầm” cho một ngày giỗ lớn linh đình, đông khách. giỗ lớn cũng được xem là một cách đền đáp công ơn trước sự phù hộ độ trì của người đã khuất, ông bà tổ tiên.
Có nhà chọn mần gà, mần vịt, mỗi giỗ người ta mần hơn chục con. Gà vịt hay heo nhìn chung đều là vốn nhà nuôi. Có nhà nuôi từ trước giỗ một năm, chăm cho chúng béo tròn để khi thịt đãi khách không phụ lòng mong đợi..
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 6. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 6.]()
Món gỏi ngó sen bóp chua ngọt với lỗ tai heo cộng thêm tôm là món hầu như không thể thiếu.
![]()
![]()
![]()
Những người phụ nữ tập trung từ 1 - 2 ngày trước để phụ nhau chuẩn bị.
Ở khoản gói bánh cực nhất nhưng chắc là khoản xôm nhất. việt kiều gốc miền tây phú quý cỡ nào cũng không bao giờ quên cảnh tượng gói bánh, tôi nói thật. nào dì, thím, nào cô ngồi xúm xít lại với nhau, lá được lau sạch rồi truyền từ tay người này sang người kia, người xúc nếp, người cột dây, có ai khéo tay thì làm tất thảy những công đoạn từ cho nhân vào gói đến thắt dây. có nhà gói bánh tét, có nhà gói bánh ít có nhà làm cả hai. tiếng giếng nước bơm tay vạ vào nhau kêu ken két, đàn ông thì ở nhà trước dọn bàn thờ, lau vách, rồi bàn chuyện bầu cử, đàn bà phụ nữ thì ở đằng nhà sau nói cười rôm rả chuyện mùa màng.
![]()
![]()
![]()
Chắc thời bây giờ chỉ có về miền Tây, miền quê mới được ăn những món được nấu từ bếp than củi. Mỗi món ăn làm ra đều ngon một cách lạ thường.
- Hết nhiêu đây là cả giạ nếp hồi đầu mùa gặt để tới nay đó chớ, mấy bữa đầu mùa gặt, trời đãi sao mà được cả chục giạ, tui để lại gói bánh, làm bột, nếp đợt này coi bộ no hạt lắm.
- Hồi hôm rồi tui xuống lúa được chừng chục ngoài giạ, tui đổi giống xóm trên hạt cũng no nóc.
- Đã quá he, hèn chi hồi sớm mơi tui ngó thấy hai dợ chồng chiều về mà cười te cười tét. Tui hỏi trúng số hả, bả kêu: “Hong, trúng lúa!”.
Tiếng nói cười của mấy cô, mấy dì xen tiếng chặt thịt cộp cộp; còn mấy ông chú ở trước thì vừa đánh cờ lọc cọc vừa vỗ đùi chan chát: “ch*t cha”. Buông cờ là quay sang thúc con cháu: “Mở mạng lên coi kết quả bầu cử Mỹ coi bây”.
Bếp củi bên hông nhà đã được chụm khói nghi ngút, bên trên nồi nước sôi ùng ục đang chờ giờ luộc bánh. Bà cố tôi mắt yếu chứ thấy con cháu xôm tụ là nôn lắm, cứ lom khom đi tới đi lui rồi hỏi: “Xong chưa bây?”. Thím tôi lẹ miệng đáp: “Dạ để tụi con, bà lên trên nằm nghỉ đi dưới này có tụi con lo rồi”.
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 9. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 9.]()
Đâu chỉ có làm quần quật, hội các bà các dì cứ rảnh tay là xúm nhau lại kể chuyện cho nhau nghe.
Tốp gói bánh xong các bà, các cô lại tiếp nhau người trộn gỏi, người bàu rau.
- Bộ hôm qua hai vợ chồng thức dữ lắm hay sao mà giờ nhà bà cây dao nào nó cũng lục hết trơn vậy?
- Bà trời đất nữa rồi đó, cây dao lục mà đổ thừa tui?!!!
- Thì hai vợ chồng bà thức mài dao mà!
- Trời đất dữ hôn.
Đó đó, nếu nhà ai mà có bà cô, bà dì hay “nói trời” giống bác ba phi trong tích xưa của người miền tây thì hiểu nhất đoạn này. mấy bà phụ nữ nói chuyện “chặt đẹp” nhau vậy đó, mất tiếng cười chứ dễ dầu gì mất lòng. một vài câu nói chơi chứ khiến lớp con cháu nghe được nhớ hoài, nhớ là nhớ ở cách giải trí “chơi chữ” trong câu từ của người miền quê, đọc truyện bác ba phi qua một lần là biết hà!
mâm cơm giỗ sẽ được chuẩn bị và sơ chế vào ngày tiên thường. các món trong đó đi từ đơn giản đến phức tạp. nào là gỏi tai heo, thịt kho hột vịt, thịt vịt kho gừng, lẩu ngọt,... có món nước, món khô.
![“Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 10. “Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 10.]()
Ngày này, thường các gia đình miền tây sẽ đón khách vào nhà như đã mời từ trước. khách khi đến sẽ thắp hương tưởng nhớ người đã mất sau đó ở lại dùng cơm với gia chủ... tiếp đãi khách xong, gia đình sẽ có tục “hóa vàng” gửi quần, áo, giấy tiền vàng mã cho người đã mất. những đồ lễ được khách mang đến cúng người đã khuất sau khi ăn giỗ xong, gia chủ thường chia cho khách hoặc cho con cháu trong họ mang về để hưởng “cái lộc”.
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 11. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 11.]()
Cánh đàn ông sẽ phụ trách việc bày bàn ghế đãi chòm xóm.
Cỗ bàn được sắp thành từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm rồi dọn ra bàn đãi khách, mỗi mâm có khoảng chục người ngồi ăn. Thành phần mâm cỗ chủ yếu là các món ăn no, chủ nhà sẽ chuẩn bị cùng với nước uống, bát đũa.
Những người cùng lứa tuổi được ngồi vào một mâm, đàn ông và đàn bà ít khi ngồi cùng. Cỗ hay được mời dùng vào buổi trưa có khi khách còn lai rai đến buổi chiều. Sau khi khách ra về hết chủ nhà sẽ phải khấn lễ tạ để xin hóa vàng.
![]()
![]()
![“Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 14. “Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 14.]()
Những ngày đỏ mắt đọc hiểu văn hóa của chính quê hương mình, tôi may mắn được nghe nhiều về công trình nghiên cứu văn hóa miền tây nam bộ cấp quốc gia của giáo sư trần ngọc thêm tôi cũng gần như mở mang tầm mắt. thế nhưng kể tại đây, tôi chỉ có thể mang vốn hiểu biết của mình để kể lại những nét đẹp của người miền tây chưa từng xuất hiện trên google.
Ngày xưa, người miền tây không đi ăn giỗ bằng tiền. thứ họ mang đến đám giỗ ngoài cái lòng giúp gia chủ đỡ đần việc dưới bếp còn có những món quà thân ái như trái cây hay bánh, xưa hơn người ta còn mang cả nước ngon, rượu đế thậm chí cả xà phòng đến ăn giỗ... thời điểm ấy, khi vật chất chưa can dự vào mối quan hệ giữa người với người thì tất cả những món quà mà người miền tây trao nhau đều là như sự hào phóng. “cây nhà lá vườn” chứ không phải là xuề xòa, tiết kiệm.
Đó là khoản mang đi còn riêng khoản mang về lại là một chuyện khác.
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 13. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 13.]()
Bàn thờ ngày giỗ của người miền tây được bày biện đủ hoa, quả, món mặn.
Trước đó, ở khâu chuẩn bị đám giỗ vào ngày tiên thường, gia chủ chu đáo thường dành thời gian riêng xếp bọc (bao ni lông). bọc được lau sạch, xếp kỹ càng, gọn gàng để gói ít hoa quả, đồ ăn cho khách tới đám giỗ mang về ăn “lấy thảo”. vậy là ai đến giỗ cũng có phần mang về, đầu tiên là cái lòng của người nhà còn thứ hai là “được lộc”.
Tôi nhớ thời điểm mình còn nhỏ, khi ba mẹ bảo đi ăn giỗ ở quên thì chắc tôi mong chờ nhất lúc họ về, trên tay lúc nào cũng xách cả túm, nào là bánh tết, bánh ít, bánh bò có khi còn có thịt kho,...
![“Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Chỉ một câu nói nhưng lại khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 16. “Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Chỉ một câu nói nhưng lại khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 16.]()
![]()
![]()
![]()
Phải bày đủ các món lên bàn cúng đến khi tàn nhang thì lúc đó mới hoàn tất.
"xà bần" hiểu theo nghĩa người việt nói chung là từ chỉ bê tông - cốt thép vỡ vụn bên trong những công trình. thế nhưng trong quan niệm của người miền tây nói riêng, từ "xà bần" còn được dùng để chỉ nhiều thứ đồ ăn thừa (mới và còn ăn được) sau một bữa ăn linh đình. tuy nhiên "xà bần" trong ý của người miền tây không phải là đồ ăn cặn.
Sau cúng chính và làm tục hóa vàng cúng tiễn ông bà, thím tôi xắn tay áo nhanh nhạy phân loại món mặn và món ngọt, đổ dồn tất cả thức ăn thừa (cùng là món mặn) như: thịt thà, chả lạnh, gan heo… từ mâm bữa cỗ chưa mang ra cúng vào một cái xoong to rồi đem kho, tôi thấy thím ra sau nhà chặt thêm trái dừa rồi đổ nước dừa vào nồi "xà bần" một cách chất lượng. đám trẻ chúng tôi khi hiểu chuyện một chút mỗi năm về đám giỗ là tìm cách nghía cho bằng được nồi "xà bần" vì trong đấy toàn "của" ngon.
![“Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 15. “Bữa 18 Âm này con nhớ dìa nghe, nhà làm mâm cơm cúng nội!” - Điều khiến bao người con miền Tây thổn thức, mong chờ ngày về giỗ ông bà - Ảnh 15.]()
Giờ nghĩ lại thấy nó đúng là "xà bần" thiệt, hổ lốn thức ăn trong xoong. Để đỡ ngấy dầu mỡ, thím tôi xé cải muối chua ra dĩa rồi nhổ ít giá nhà đổ trong thùng xốp rửa sạch đem ra ăn kèm, nồi "xà bần" thơm nức mũi trên đống lửa riu riu, vào hôm giỗ nó khiến người ta ngán đến tận cổ thế nhưng vào ngày thường nó lại có giá trị và khiến nhà nào cũng tốn cơm. Cái nồi ấy lợi hại lắm, nhiều quá thì các dì, các thím chia nhau ra mỗi nhà một ít, cứ đem về rồi hâm đi hâm lại trên lửa nhỏ làm món chính ăn cơm hằng ngày, cho đến khi hết hoặc hôi chua thì mang đi đổ. Đổ "xà bần" nhiều khi mấy thím cũng tiếc đứt ruột.
![]()
![]()
Còn gì vui bằng lúc mọi người quây quần cùng ăn bữa cơm với nhau?
Nồi "xà bần" của người miền tây là một cách ăn uống tiết kiệm - nhiều youtuber nói như thế nhưng có lẽ với tôi món "xà bần" không đơn giản như thế.
Chị họ tôi lấy chồng được khoảng 1 tháng, về giỗ chỉ có một mình vì anh rể bận đi công tác đột xuất. Thương thím tôi, cúng quảy xong là tranh thủ đem lựa "xà bần thượng hạng", nhiều thịt rồi gom bỏ vào keo sau đó đóng kín nắp đưa chị mang về nhà chồng để tủ đông, có thèm thì nấu lên ăn với cơm cho đỡ nhớ nhà. Thím tôi còn hấp tấp dặn theo: "Về bển, cố gắng hòa thuận với mọi người nghen con, giống như mẹ nấu xà bần đó, nếu biết cách, những thứ không đâu kết hợp sẽ trở nên ngon lành!".
![“Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 17. “Bữa 18 Âm này, con nhớ dìa nghe. Nhà mình làm mâm cơm cúng nội!” - Ảnh 17.]()
Cố vấn nội dung: Cô Đoàn Thị Thoa (Giảng viên môn Cơ sở Văn hóa Trường CĐ Phát Thanh - Truyền hình 2).