MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Các bác sĩ ghi nhận: nhiệt độ cơ thể người đã giảm từ cuối thế kỷ 19

Trong một công trình nghiên cứu tỉ mỉ trên quy mô lớn, các bác sĩ Mỹ đã ghi nhận trong hơn 150 năm qua, nhiệt độ cơ thể trung bình của người Mỹ đã giảm nhẹ.
Mục lục

Theo eLife, các bác sĩ đã ghi nhận sự giảm nhiệt độ của cơ thể người Mỹ từ cuối thế kỷ 19. Trong hơn 150 năm qua, nhiệt độ cơ thể trung bình của một người đã giảm nhẹ - các nhà khoa học tại Đại học Harvard kết luận.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là 37°C đã được bác sĩ người Đức Carl Reinhold August Wunderlich xác nhận vào năm 1851. Sau đó, trong vài thập niên, các nhóm bác sĩ khác nhau cũng nghiên cứu về lĩnh vực này và đi đến kết quả tương tự.

Các nhà khoa học Harvard dưới sự hướng dẫn của giáo sư Julie Parsonnet đã phân tích 677.000 phép đo nhiệt độ cá nhân trong 150 năm qua - hồ sơ y tế của các cựu chiến binh cuộc nội chiến (1862-1930), dữ liệu từ Khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia đầu tiên (NHANES, 1971-1975 cũng như hồ sơ tại Trung tâm y tế Đại học Stanford (2007-2017). Họ đã xác định rằng nhiệt độ cơ thể ở nam và nữ, sau khi điều chỉnh theo tuổi, chiều cao, cân nặng và trong một số mô hình ngày và giờ, đã giảm đều là 0,03oC qua từng thập niên một.

Các nhà khoa học lưu ý rằng điều này có thể là do một số yếu tố như độ chính xác của việc đo nhiệt độ cơ thể trong hơn 150 năm qua đã trở nên cao hơn nhiều, việc giảm hoạt động trao đổi chất do chất lượng cuộc sống được cải thiện và giảm quá trình viêm mạn tính trong cơ thể con người.

Trong tương lai, các nhà khoa học có kế hoạch phân tích dữ liệu nhiệt độ cơ thể ở các quốc gia khác nhau để hiểu những thay đổi về sức khỏe và tuổi thọ của con người trong hơn 157 năm.

Vũ Trung Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/cau-chuyen-kham-pha-c-106/cac-bac-si-ghi-nhan-nhiet-do-co-the-nguoi-da-giam-tu-cuoi-the-ky-19-129324.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách xử trí dị vật lọt vào cơ thể
    Dị vật trong cơ thể là một chất hoặc một vật lạ nằm bất thường ở một cơ quan, một lỗ hay một ống dẫn của cơ thể.
  • Nhật ký của bác sĩ 5 năm chữa trầm cảm cho một thiếu nữ
    Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • Tiểu ra sỏi rồi, bác sĩ ơi!
    BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Bác sĩ tư vấn cách ăn tránh bệnh sỏi thận
    Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Em bị trĩ độ 3, bác sĩ kêu mổ nhưng em sợ dao kéo lắm
    Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Tán sỏi thận ngoài cơ thể có phải nằm viện không BS?
    Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Bố mẹ, bác sĩ cùng “khóc” vì... con nghiện game
    Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • 4 loại thực phẩm bổ sung ô-xy cho cơ thể
    Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Thảo dược trị chứng suy nhược cơ thể
    Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Sức khỏe nghĩa là khỏe cả trí óc và cơ thể
    Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY