Lá khôi (khôi nhung, khôi tía) là thảo dược được biết đến với công dụng điều trị bệnh lý về dạ dày. Xem ngay cách dùng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày
lá khôi (khôi tía, khôi nhung, cây đơn tướng quân) là thảo dược quý được biết đến với công dụng điều trị bệnh lý về dạ dày. theo nghiên cứu y học hiện đại, trong thành phần của dược liệu có chứa hàm lượng tanin và glycosid tương đối cao. đây đều là những chất có công dụng chống viêm, làm liền vết loét, liền sẹo, hạn chế sự gia tăng của axit dạ dày, nhờ vậy mà ngăn chặn được triệu chứng khó chịu do viêm, loét, trào ngược dạ dày gây nên.
Công dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày của lá khôi tía
Lá khôi (tên khoa học là Ardisia silvestris) còn được gọi là khôi tía, khôi nhung, cây đơn tướng quân là một trong những loại thảo dược quý được dùng để trị nhiều bệnh.
Theo y họ cổ truyền, lá khôi tía có tính hàn, vị chua, có tác dụng bình can, giảm can khí uất – đây vốn và nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau dạ dày. do đó mà lá khôi tía được xem như vị Thu*c trị đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.
Các chuyên gia y học hiện đại cũng cho biết, trong thành phần chính của lá khôi có hai hoạt chất chính là tanin và glycosid. đây đều là những chất có công dụng chống viêm, làm liền vết loét, liền sẹo, hạn chế sự gia tăng của axit dạ dày. nhờ cơ chế này, thảo dược trên có thể đặc trị hiệu quả các triệu chứng ợ chua, đau nóng rát vùng thượng vị dạ dày tá tràng do trào ngược dạ dày gây ra. đồng thời, lá khôi tía còn có khả năng kích thích dạ dày lên non, liền sẹo, làm lành thương tổn, giúp cho người bệnh cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, dùng lá khôi tía dưới dạng nước sắc không chỉ làm giảm nồng độ axit trong dịch vị xuống mức bình thường mà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hp dạ dày – loại xoắn khuẩn tồn tại bên trong lớp niêm mạc dạ dày, giải phóng chất độc gây xói mòn “hàng rào bảo vệ niêm mạc”, gây nên 80% bệnh lý dạ dày. tác dụng này có thể hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng diễn ra thuận lợi hơn.
Nhiều bệnh nhân cho biết, trong thời gian dùng lá khôi tía trị bệnh dạ dày, họ cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt hơn bình thường.
Đặc biệt, lá khôi tía kết hợp cùng với các vị Thu*c khác như: ô tặc cốt, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo.., có thể cải thiện bệnh viêm loét dạ dày (bao gồm cấp tính và mạn tính); giảm nhanh triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa…
Hướng dẫn cách dùng lá khôi chữa bệnh trào ngược dạ dày
Bạn có thể tham khảo 2 bài Thu*c chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi sau đây:
Bài Thu*c 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá khôi tía tươi (hoặc 20 gam lá khôi tía khô).
Cách thực hiện: Sắc uống như trà, dùng hằng ngày.
Bài Thu*c 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Sắc tất cả vị Thu*c trên với 1.5 lít nước, để sôi trong vòng 20 phút thì tắt bếp. Uống nước sắc hằng ngày, ngày dùng 3 lần, trước khi ăn.
Một số lưu ý khi dùng lá khôi tía chữa bệnh trào ngược dạ dày
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày bằng lá khôi tía, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý trong điều trị
Dùng Thu*c đều đặn và kiên trì. Tránh tình trạng dùng Thu*c ngắt quãng vì điều này không mang lại hiệu quả cao, đồng thời gây mất nhiều thời gian.
Lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày:
Trong thời gian điều trị, cần hạn chế dùng rượu, bia, Thu*c lá, đồ uống có gas, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có hại cho đường tiêu hóa.
Nghiên cứu cho thấy lá khôi tía có thể khắc phục được một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, tuy nhiên, vị Thu*c trên chỉ thích hợp cho những đối tượng mới chớm bệnh, bệnh còn nhẹ và không có khả năng điều trị dứt điểm. với những trường hợp trào ngược dạ dày nghiêm trọng, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi, tư vấn phương pháp trị bệnh phù hợp.
Hai cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi tía được đề cập trong bài mang tính chất tổng hợp và tham khảo. liên hệ với bác sĩ chuyên khoa đế được tư vấn và giải đáp những thắc mắc. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên môn.