MangYTe

Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Bị Nghẹt Mũi Khò Khè

Rửa mũi là phương pháp được nhiều người áp dụng để khắc phục nghẹt mũi khò khè. Để biết cách thực hiện như thế nào bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây.
Mục lục

Nghẹt mũi khò khè khiến trẻ sơ sinh gặp không ít khó chịu. Vì thế, các bậc cha mẹ luôn muốn tìm mọi cách để khắc phục sớm tình trạng này cho trẻ. Rửa mũi là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để ức chế vấn đề này. Để biết cách thực hiện như thế nào bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây.

Tác dụng của việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường hay mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là nghẹt mũi, khò khè. Để giúp trẻ khắc phục sớm vấn đề này, cha mẹ cần trang bị kỹ năng chăm sóc và cách điều trị cơ bản, đặc biệt là cách rửa mũi tại nhà. Việc rửa mũi cho trẻ không những làm giảm tình trạng khò khè mà còn hạn chế nghẹt mũi, tắc mũi,…

Tác dụng của việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường hay mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp

Cụ thể, việc rửa mũi sẽ phát huy tác dụng như sau:

  • Làm sạch khoang mũi: Mũi là cơ quan của trẻ sơ sinh hay tiếp xúc trực tiếp với khói bụi hoặc các tác nhân gây hại, bảo vệ chúng tấn công sâu vào trong các vùng niêm mạc. Việc rửa mũi giúp làm tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn gây hại giúp làm sạch khoang mũi và mũi thông thoáng hơn.
  • Ức chế các yếu tố gây bệnh viêm họng: Rửa mũi giúp lấy đi phần nhầy và lượng đờm có trong mũi, đồng thời nó cũng giúp loại bỏ các loại vi khuẩn trong đường mũi và họng của trẻ, đây chính là những yếu tố gây ra tình trạng nghẹt mũi và khò khè ở trẻ.
  • Phát huy hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị: Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và cần dùng đến các loại thuốc do bác sĩ chỉ định, việc rửa mũi giúp cho thuốc phát huy tác dụng tốt hơn. Bởi lẽ, dù thuốc có tốt đến mấy mà mũi trẻ có quá nhiều dịch nhầy không được loại bỏ gây bít tắt thì cũng trở nên vô dụng.
  • Cải thiện hệ hô hấp: Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách còn giúp cãi thiện khả năng làm sạch của hệ hô hấp. Từ đó, giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của những tác nhân gây hại, giúp làm giảm kích ứng và tăng sức đề kháng cho mũi.
  • Tạo cảm giác dễ chịu: Khi khoang mũi không còn các dịch nhầy gây khò khè sẽ giúp trẻ hô hấp một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Nên rửa mũi cho trẻ bằng gì?

Theo các chuyên gia cho rằng, khi rửa mũi cho trẻ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp làm sạch mũi của trẻ, loại bỏ các dịch tiết hô hấp, làm thông thoáng đường thở và giúp cải thiện tình trạng hơi thở khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…

Nên rửa mũi cho trẻ bằng gì?

Theo các chuyên gia cho rằng, khi rửa mũi cho trẻ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) là dung dịch được sử dụng khá phổ biến, có chứa thành phần chính là NaCl (muối) và H2O (nước). Thông thường các bật phụ huynh thường rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch này. Do chức năng hô hấp của trẻ lúc này chưa hoàn thiện nên trẻ dễ mắc các bệnh nghẹt mũi và khò khè. Dùng nước muối sinh lý có tác dụng làm thông thoáng đường thở, loại bỏ dịch nhầy, làm dịu vùng niêm mạc và loại bỏ một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi,…

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi khò khè

Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được áp dụng phổ biến khi trẻ bị nghẹt mũi, khò khè. Theo các chuyên gia cho rằng, sử dụng phương pháp này đúng cách sẽ mang lại những hiệu quả tuyệt vời.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi khò khè

Nên thao tác rửa mũi cho trẻ hết sức nhẹ nhàng đế tránh gây tổn thương vùng niêm mạc

Cụ thể, tiến hành rửa mũi cho trẻ qua các bước sau đây:

Bước 1: Cho trẻ nằm đúng hướng

Nên để trẻ nằm yên và nghiêng sang 1 bên. Nên kê đầu trẻ cao vừa phải, không nên để quá cao sẽ làm nước muối chảy ra ngoài cũng không nên đặt quá thấp nước muối sẽ chảy ngược vào trong khoang mũi gây nguy hiểm.

Bước 2: Lót khăn ở cổ trẻ

Việc rửa mũi không thể ngăn chặn được nước muối chảy ra ngoài. Vì vậy, bạn cần đặt ở cổ một chiếc khăn để có thể lau cho trẻ khi nước chảy xuống.

Bước 3: Tiến hành rửa mũi

Đưa đầu của thuốc nhỏ vào sát mũi trẻ, nhỏ từ từ 1 – 2 giọt dung dịch và đợi khoảng 30 – 60 giây để dịch mũi loãng ra. Sau đó, bạn dùng tăm bông để thấm dịch mũi cho trẻ và thực hiện tương tự với bên còn lại. Nếu thấy dịch mũi vẫn còn ứ đọng bên trong, bạn nên lặp lại vài lần nữa cho đến khi hết hẳn dịch trong mũi.

Lưu ý: Ở bước này bạn nên thao tác hết sức nhẹ nhàng đế tránh gây tổn thương vùng niêm mạc mũi gây xây xước và chảy máu.

Bước 4: Lau sạch mũi với khăn mềm

Sau khi dịch mũi đã hết hẳn, bạn nên vệ sinh lại mũi cho trẻ bằng khăn sạch, mềm để loại bỏ hết hoàn toàn chất dịch.

Bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi đối với những trường hợp dịch mũi dầy và đặc hơn. Tuy nhiên, phương pháp này nếu không cẩn thận sẽ gây tổn thương vùng niêm mạc của trẻ. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi thật cần thiết và cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ? Rửa bao nhiêu lần?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho rằng, chỉ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khoảng 3 lần/ngày đối với những trường hợp viêm đường hô hấp. Còn với những triệu chứng như nghẹt mũi, khò khè, mẹ chỉ nên áp dụng rửa mũi từ 2 – 3 lần/ tuần.

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ? Rửa bao nhiêu lần?

Những trẻ sơ sinh có triệu chứng như nghẹt mũi, khò khè, mẹ chỉ nên áp dụng rửa mũi từ 2 – 3 lần/ tuần.

Đồng thời, bạn chỉ nên áp dụng cách rửa mũi cho những trường hợp sau:

  • Bé có hiện tượng tắc mũi do dịch mũi đặc không thể chảy ra ngoài.
  • Hơi thở bé khò khè.
  • Mũi có nhiều chất nhầy.
  • Bé bị viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở.

Rửa mũi cho trẻ không nên áp dụng quá nhiều lần trong ngày, trừ những trường hợp bệnh nặng. Trẻ em khi mắc bệnh, cha mẹ có thể rửa mũi cho trẻ nhưng nên lưu ý rửa trước khi cho trẻ bú hoặc ăn để hạn chế tình trạng nôn ói.

Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh mang lại nhiều tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách thì mới đảm bảo được an toàn. Theo đó, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, cha mẹ cần phải tuân thủ những quy tác và lưu ý sau đây.

Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Chỉ nên rửa mũi với tần suất theo chỉ định của bác sĩ

  • Không nên lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ vì có thể làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi khiến cho mũi bị khô, kích thích, khó chịu và ngứa ngáy hơn.
  • Chỉ nên rửa mũi với tần suất theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên rửa mũi lúc trẻ ngủ vì nước mũi có thể sẽ chảy ngược vào trong gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi.
  • Đảm bảo chọn nước muối sinh lý để rửa mũi có chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Nếu tình trạng bệnh của trẻ sau nhiều lần thực hiện phương pháp mà vẫn không khỏi thì bạn nên đến ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi khò khè. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp trên, bạn nên đưa trẻ đi khám các bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh-8136.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY