MangYTe

Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Cảnh báo: Thường xuyên đưa cho con thứ quen thuộc này, đừng hỏi vì sao con chậm nói, thiếu tập trung

Nhiều cha mẹ khổ sở đưa con đi khám và chữa trị chứng chậm nói mà không hay biết rằng tình trạng này có nguyên nhân từ một thói quen có hại của trẻ.
Mục lục

Trong một nghiên cứu mới đây, cảnh báo về việc hạn chế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc với các thiết bị di động tiếp tục được đưa ra. Lý do là bởi chúng có liên quan tới tình trạng chậm nói ở trẻ.

Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi thời gian sử dụng thiết bị di động và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Cha mẹ của 900 trẻ ở độ tuổi 18 tháng được yêu cầu theo dõi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con mình.

Về phía các nhà nghiên cứu, họ sử dụng một công cụ để xem xét khả năng sử dụng âm thanh hoặc từ ngữ khi giao tiếp và khả năng ghép các từ lại với nhau của trẻ. Số lượng từ mà mỗi đứa trẻ có thể nói cũng được ghi nhận.

Kết quả cho thấy, 20% trẻ sử dụng một thiết bị điện tử trong trung bình 28 phút/ngày. Hơn nữa, cứ thêm 30 phút thời gian sử dụng thiết bị có liên quan đến việc tăng 49% nguy cơ mắc chứng chậm nói hoặc chậm giao tiếp trong đó đòi hỏi việc sử dụng âm thanh và từ ngữ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Catherine Birken, bác sĩ nhi khoa kiêm nhà khoa học tại Hospital for Sick Children (Canada), chia sẻ với CNN: "Tôi tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra thiết bị truyền thông di động và tình trạng chậm giao tiếp ở trẻ em".

Tiến sĩ Birken cũng nhấn mạnh rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu và bằng chứng để tìm ra mối liên hệ chắc chắn giữa tình trạng chậm nói và việc sử dụng thiết bị ở trẻ em. Tuy nhiên, những phát hiện này hoàn toàn trùng khớp với các khuyến nghị về thời gian sử dụng thiết bị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).

AAP khuyến cáo, trẻ em dưới 18 tháng tuổi nên tránh hoàn toàn màn hình và ngoại lệ duy nhất là khi màn hình điện tử được sử dụng để trò chuyện video với gia đình và bạn bè.

Trẻ em lớn hơn một chút, từ 18 đến 24 tháng tuổi, được phép sử dụng màn hình miễn là cha mẹ chọn chương trình chất lượng cao. Như vậy, các chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ em sẽ là lựa chọn an toàn. Cha mẹ cũng nên cùng xem với con.

Đối với trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, thời gian sử dụng thiết bị tối đa là 1 giờ/ngày. Một lần nữa, các chương trình trẻ xem phải có chất lượng cao và phụ huynh ngồi cạnh để cùng xem.

Theo chuyên gia phát triển trẻ em Michelle Lichauco-Tambunting, thời gian sử dụng thiết bị có thể tác động xấu đến trẻ mới biết đi, đặc biệt là khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Cô cũng đề xuất việc không cho trẻ em từ 0 đến 2 tuổi xem bất kỳ loại màn hình nào.

Lichauco-Tambunting, đồng sáng lập kiêm giám đốc Young Creative Minds Preschool, bày tỏ: "Tôi đã đứng lớp suốt 20 năm và trong những năm đầu, chúng tôi hầu như không gặp vấn đề gì về sự chú ý. Nhưng bây giờ, chúng ta ngày càng có nhiều trẻ em không thể chú ý và tập trung.

Ở độ tuổi 0 đến 2 tuổi, đây là thời điểm trước khi trẻ đi học mầm non. Nếu đứa trẻ đã có quá nhiều thời gian xem màn hình điện tử ở độ tuổi đó, đó chắc hẳn là một em bé khó ngồi yên một chỗ, không thể hoàn thành một câu đố hay tô màu hoặc không biết cách chia sẻ vì chúng không thể chờ đến lượt mình.

Có rất nhiều điều bạn có thể làm cho con mình thay vì đặt một chiếc điện thoại hay ipad trước mặt con. Màn hình điện tử là thứ tồi tệ nhất đối với trẻ từ 0 đến 2 tuổi".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/canh-bao-thuong-xuyen-dua-cho-con-thu-quen-thuoc-nay-dung-hoi-vi-sao-con-cham-noi-thieu-tap-trung-20200816162020762.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • 8 phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả
    (MangYTe) - Trẻ mắc chứng chậm nói ngày càng gia tăng về số lượng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và bối rối vì không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu để giúp con. Cùng tham khảo ngay 8 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói dưới đây:
  • Dấu hiệu trẻ chậm nói bệnh lý và những phương pháp can thiệp sớm từ chuyên gia
    (MangYTe) - Chậm nói ở trẻ có thể là tình trạng tạm thời và kỹ năng nói sẽ hoàn thiện theo thời gian. Nhưng ở một số trẻ, chậm nói là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó và cần những biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Nhẫn nại dạy trẻ chậm nói
    Phòng âm ngữ trị liệu, thuộc Khoa Thính học - âm ngữ - trị liệu, Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP Cần Thơ (ở đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tiếp nhận cải thiện tình trạng cho những trẻ chậm nói do nghe kém và nhiều nguyên nhân khác.
  • Bé 3 tuổi vẫn chưa nói rõ Đời sống
    Con gái tôi 3 tuổi nhưng vẫn không nói được rõ. Cháu nói đớt, lười tập nói và còn rất sợ tiếng động lớn.
  • Lời khuyên khi trẻ chậm nói Đời sống
    Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe và chỉ vào các bức hình, hỏi một vài chi tiết giúp trẻ hiểu và học thêm được một số từ chỉ vị trí.
  • Bé ba tuổi rưỡi vẫn chưa hiểu lời nói Đời sống
    Con trai tôi 3,5 tuổi, rất khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩ thành lời. Cháu thường lặp lại câu hỏi của mọi người mà không biết câu trả lời.
  • Tưởng con chậm nói hóa ra nghe kém Đời sống
    Cậu con trai đầu 3 tuổi mới nói rõ nên chị Ngân chủ quan khi cô con gái thứ hai bằng tuổi này chỉ ê a chưa tròn chữ. Bé gái đi khám chậm nói mới biết có vấn đề về thính giác.
  • Làm gì khi bé chậm nói?
    Con tôi 3 tuổi mà chưa biết nói. Tôi nên làm gì để bé nói được? Mong được bác sĩ tư vấn.
  • Bác sĩ BV Nhi Trung ương bật mí 4 hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỷ
    Hôm nay (2/4) được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ - ngày thắp đèn xanh trên toàn cầu vì người tự kỷ. Nếu bạn thấy ánh sáng xanh lơ trên các tòa nhà, thì hãy nhớ những người tự kỷ đang rất cần sự cảm thông của chúng ta.
  • Nơi nào nhận điều trị trẻ chậm nói?
    Chào các bác sĩ mangyte, Con tôi 4 tuổi, bé có biểu hiện chậm nói và cũng không lắng nghe người nhà nói chuyện với bé. Cô mầm non nói với tôi là có thể bé bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi lo quá, muốn đưa bé đi khám bệnh và trị liệu, vậy tôi nên đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm nào? Cảm ơn bác sĩ! (Quỳnh Trang – mehoasua…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY