Theo đông y, dược liệu Chân chim núi đá Vị ngọt, hơi cay, tính bình; có tác dụng kiện tỳ lý khí, thư cân hoạt lạc. Dân gian dùng làm Thu*c trị hậu sản. Ở Trung Quốc (Vân Nam) rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức.
Hình ảnh lá, cây Chân chim núi đá
![Hình ảnh lá, cây Chân chim núi đá]()
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Chân chim núi đá
Chân chim núi đá, Chân chim lớn, Đại đinh hai hột - Macropanax dispermus (Blume) Kuntze (M. oreophilusMiq.), thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 12m, cành không lông. Lá mang (3) 5 (7) lá chét không lông, mép có răng, gân phụ mảnh, lá kèm dính vào cuống. Chuỳ mang tán ở ngọn to, có lông hình sao; hoa nhỏ, có đốt trên cuống, nơi đốt cuống phình ra như đĩa; đài không lông, cánh hoa 5; bầu 2 ô. Quả hạch cứng dẹp dẹp.
Ra hoa tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Rễ - Radix Macropanacis Dispermi.
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thường xanh lá rộng ở Ninh Bình (Cúc phương) đến Thừa Thiên, trên núi đá vôi.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi cay, tính bình; có tác dụng kiện tỳ lý khí, thư cân hoạt lạc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng làm Thu*c trị hậu sản. Ở Trung Quốc (Vân Nam) rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức.