Huỳnh Lý Đông Phương khá khép kín về những chuyện đời tư nhưng lần này thì cô đã cởi mở hơn thông qua những chia sẻ của mình.
Một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với hình ảnh của một phụ nữ việt ở hiện tại, người luôn khiến bất cứ ai nghe đến cũng như thấy cả một bầu trời khí chất với tất cả sự sang trọng, trí thức không ai khác chính là nữ cơ trưởng của hãng hàng không quốc gia việt nam - huỳnh lý đông phương. đông phương có vẻ đẹp rất lạ, không cá tính như đàn ông cũng chẳng bánh bèo như các em gái mà luôn toát lên dáng vẻ gì đó rất phụ nữ kiểu lady chín chắn, độc lập và có cái chất riêng chẳng thể lẫn vào đâu và cũng khó ai học theo được.
Hẹn gặp đông phương rất khó bởi công việc, thời gian của một phi công chẳng giống người bình thường. bởi vậy, vào một ngày tháng 9 thấp điểm bay, cô mới dành cho chúng tôi chút thời gian hiếm hoi để ngồi chiêm nghiệm về công việc, cuộc sống và cả những điều chưa từng chia sẻ trước đây.
Cơ duyên từ Bỉ về Việt Nam sinh sống và làm việc
Cho những ai chưa biết thì huỳnh lý đông phương thực ra là một việt kiều, bố mẹ cô đều là người việt nhưng sinh sống và làm việc tại bỉ. cả tuổi thơ, tuổi thanh thiếu niên phương đã sống ở châu âu cho đến khi quyết định chọn việt nam là nơi phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống gia đình. bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một loạt những liệt kê về cơ duyên đưa đẩy cô trở về với nguồn cội, đôi mắt phương bắt đầu lấp lánh như sao trên trời.
chào phương, sao phương lại lựa chọn về việt nam thay vì phát triển sự nghiệp của mình ở châu âu vậy?
Từ nhỏ phương đã nói với bố mẹ là sau này lớn lên sẽ làm cô giáo và về việt nam rồi. trước đó, khi sinh phương, ba mẹ có gửi cho một vú nuôi người bỉ (tiếng pháp và tiếng hà lan là ngôn ngữ chính của người dân bỉ), đến lúc phương biết nói thì có một hôm ba mẹ đi làm về và hỏi: “con ơi con có khỏe không” bằng tiếng việt, phương không trả lời được nhưng khi hỏi bằng tiếng pháp thì phương lại nói rất trơn tru. ba mẹ nhìn nhau lắc đầu cười rồi tức tốc đi tìm vú nuôi khác là người việt để phương được nghe tiếng việt.
Nước bỉ chỉ có 10 triệu dân, người việt ở bỉ lại còn ít hơn nữa nên việc tìm một người giữ trẻ không đơn giản. thế mà không hiểu sao ba mẹ lại tìm được người ngay, bà vú mới vốn không thích trẻ con nhưng khi nhìn thấy phương thì lại yêu từ cái chớp mắt đầu tiên. bà là người huế, thường tụng kinh trong nhà và nhờ đó phương bắt đầu rành tiếng việt rồi tiệm cận gần hơn với cái gốc của mình.
Sau vận may đầu tiên đó, phương lại tiếp tục có một cơ duyên thứ hai, đó là thời điểm bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp thì thay vì làm kinh doanh hay nhà giáo theo truyền thống gia đình phương lại đi con đường khác: trở thành một phi công. lúc phương nói ra ý định của mình, mẹ của phương biết con gái bị say máy bay thì liền hỏi: “sao mà học phi công được, con bé này kỳ, nôn thế mà học phi công?”
vậy phương đã học như thế nào? nghe nói trường phi công khắc nghiệt lắm, không biết là có đúng như vậy không?
Bằng tất cả sự quyết tâm, phương vẫn đăng ký học. những ngày đầu đến trường, phương thực sự bị choáng ngợp với môi trường đào tạo quá khắc nghiệt. có nhiều lần phương hỏi các bạn nam cùng học thì được biết họ từng khóc vài lần vì thấy quá sợ hãi. những áp lực đào tạo không bao giờ ngừng, cứ vừa học bay thì bọn phương sẽ phải học cả kiến thức chuyên môn nữa. ai cũng biết nếu bây giờ mà chịu được những điều đó thì sau này đi khai thác bay sẽ càng có cơ hội trở thành phi công giỏi nhưng tại thời điểm đó, hiếm có người không hối hận thoáng qua về lựa chọn của mình.
Và tất nhiên, phương chẳng thể nào ngoại lệ, một trong những lần đầu tiên bước lên tàu bay, phương đã bị nôn. phương nôn ra chiếc áo phản quang và lúc mang về giặt thì nước mắt đã không ngừng rơi, vừa vò chiếc áo phương vừa nức nở nghĩ chắc là sẽ bỏ cuộc để đi theo ngành kỹ sư mất vì phương học giỏi mấy môn tự nhiên lắm, sẽ chẳng khó khăn gì hết cả. nhưng đó cũng chỉ là tia chớp chợt lóe, phương khựng lại vì một suy nghĩ khác chen ngang: đã tới được đây thì không thể bỏ cuộc, không thể khiến những người tin tưởng phương thất vọng được. may sao, cái tính “bướng” đã giúp phương trụ lại.
Phương đã từng có lúc nản lòng vì trường đào tạo phi công quá khắc nghiệt.
Thế rồi con đường nào đưa Phương về Việt Nam?
Trường đào tạo phi công mà phương học là ở miền nam nước pháp, chỉ cách brussels 6 tiếng đi tàu cao tốc nên cứ khi nào rảnh phương lại về thăm nhà. ở bỉ cũng có một trường khác nhưng nếu học ở đây, phương sẽ được gửi đi arizona, mỹ để bay thực hành vì thời tiết bỉ không cho phép. mà lúc đó, ba của phương vừa mất, phương không muốn mẹ phải cô đơn một mình.
Và tại trường ở pháp này, phương được gặp một số phi công cơ bản của vietnam airlines sang để học tập như phương. tụi phương thân thiết với nhau, phương giúp họ phiên dịch bằng tiếng pháp và nhờ một vài mối quan hệ nhất định, phương sau khi ra trường đã có cơ hội nói “say yes” khi được hỏi có muốn về việt nam không. không lâu sau đó, phương trở thành cơ phó của hãng hàng không quốc gia việt nam và cũng là 1 trong 5 nữ phi công đầu tiên của xứ cờ đỏ sao vàng nước mình.
Phương bây giờ đang là cơ trưởng và tính đến nay đã có 9 năm trong nghề với biết bao thăng trầm. con đường về quê của phương rất bằng phẳng nhưng sự nghiệp thì lại khá chông gai, phương đã đi ngược lại nhiều thứ để đạt được ước mơ của mình, lúc đi học phi công cần sự mạnh mẽ thì ba lại mất và muôn vàn những thử thách khác mà tự phương phải vượt qua.
Phi công là một nghề áp lực
người ta thường e ngại khi giao ô tô cho phụ nữ, đằng này, phương còn lái được cả chiếc máy bay siêu to. vậy phi công có phải một nghề khó không?
Phương chỉ đánh giá độ khó 7/10 thôi nhưng nói về áp lực thì phương phải dùng đến con số 9. thực sự phi công là một nghề làm việc rất máy móc, yêu cầu độ chuẩn xác cao và phải chịu đựng sự thách thức của thời tiết. đặc biệt, khoản giờ giấc chính là một trong những áp lực lớn nhất khi phải đi bay trái múi giờ hoặc chạy theo những chuyến bay delay chẳng hạn.
Thêm nữa là nhiều người có hỏi phương rằng phi công thường là người đầu tiên nhìn thấy sự nguy hiểm thì có sợ không, phương xin trả lời là không bởi phi công đã được huấn luyện để đối mặt với những điều đó rồi. mình chỉ sợ khi không biết chuyện gì sẽ xảy thôi, còn lại khi đang ở trong quy trình xử lý thì sẽ không có thời gian để sợ nữa, có chăng lúc đó mình sẽ tăng sự hồi hộp để giải quyết mọi việc nhanh hơn thôi. một ví dụ rất rõ đó là mọi người chắc đã từng nghe ở một số quốc gia, máy bay có thể bay vào vùng nhiễu động mạnh đến mức đồ ăn và xe đẩy bị hất lên tận nóc trần. hành khách lúc đó chắc chắn sẽ hoảng loạn và la hét nhưng phi công thì rất bình tĩnh, bởi họ đã biết là chấn động có thể đi đến mức độ đó rồi.
Để giữ được bản lĩnh đó, phi công cứ 6 tháng sẽ có một bài kiểm tra trong buồng mô phỏng với những tình huống có thể không bao giờ gặp như hỏng động cơ, hỏng máy tính, cháy nổ hoặc giảm độ cao đột ngột… đây sẽ là khoảng thời gian để ôn lại kiến thức và giữ người phi công luôn ở mức độ cảnh giác cao khi bay. cách đây không lâu phương có bay huấn luyện tình huống máy bay mất cả hai động cơ, ngồi trong buồng mô phỏng với cảm giác đầu máy bay chúc xuống như thật khiến phương khá thót tim nhưng cuối cùng vẫn phải lấy lại sự bình tĩnh để xử lý. sau cùng, khi xuống khỏi buồng lái, phương cần vài phút để có thể bình tâm trở lại.
nếu thế thì có phải phụ nữ khi lái máy bay sẽ bị “đàn ông hóa” không, vì phương cần phải mạnh mẽ lắm mà?
Đúng thế, phụ nữ làm nghề này rất dễ bị “đàn ông hóa”. với phương, cái nét nam tính thể hiện ở chỗ phương quyết định rất nhanh, vì đặc thù của ngành này chỉ cần chậm hay lơ đãng một giây là có thể khiến an toàn trở thành thảm họa. bởi thế, phương không quyết đoán không được.
Tuy nhiên, phụ nữ cũng có điểm mạnh để làm phi công đó là khả năng bao quát và cảm tính những thứ xung quanh rất tốt cộng với sự nhẫn nại khiến cho nghề nghiệp chẳng mấy khi làm khó được mình.
nhưng mà gặp phương ngoài đời thì thấy phương rất nữ ấy chứ, đôi bàn tay, làn da đều nuột nà còn thần thái thì lady chính hiệu luôn?
Thực ra thì ngày bé phương cũng điệu lắm, là ảnh hưởng từ bà vú người việt nói trên đó. ngày ấy, nếu ai cho chiếc kẹp tóc là phương phải đưa ngay lên giữa trán để người khác nhìn thấy mới được. bởi thế mày sau này, dù làm phi công bận rộn, phương vẫn dành thời gian chăm sóc cho bản thân để giữ lại cái chất nữ trong người mình.
Phương chăm sóc da khá kỹ đó, đi làm về phải tẩy trang cẩn thận và dưỡng ẩm tuyệt đối vì mình đi bay thường tiếp xúc với tia uv ở cự ly siêu gần. không những thế, chuyện giờ giấc thất thường cũng ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình của mình lắm. phương ý thức được điều này và phụ nữ mà, lúc nào cũng muốn đẹp nên phải chịu khó thôi (cười).
Những khó khăn “ngầm” của một nữ phi công
được biết là phương đã có một em bé gái rồi, vậy một người mẹ làm phi công thì có khác nhiều so với các bà mẹ làm văn phòng khác?
Phương thấy không giống một chút nào thì đúng hơn. là một phi công, phương thường phải hy sinh thời gian dành cho gia đình, bạn bè bởi lối sinh hoạt ngược. vào những dịp lễ tết hay thời điểm quan trọng thì đôi lúc sẽ chẳng thể ở nhà nên sẽ có một vài lời trách móc nho nhỏ từ người thân. hoặc sẽ có những người bạn không bao giờ mời phi công đi uống nước vì đã bị từ chối quá nhiều lần. phương biết vậy nhưng “nghề nào nghiệp đó”, đã chọn trở thành phi công thì phương buộc phải bản lĩnh và hy sinh thì mới giữ vững được tâm lý và đảm bảo an toàn sinh mạng cho hàng chục, hàng trăm hành khách trên các chuyến bay của mình được.
Với phương, một khi đã khoác lên mình bộ đồng phục và bước vào buồng lái thì phương sẽ không mang bất cứ một dư âm nào của chuyện tình cảm hay gia đình đi theo. lúc đó, phương chỉ có một phương chỉ duy nhất là an toàn bay, mọi thứ khác sẽ chỉ được giải quyết khi bước xuống khỏi buồng lái.
Từ khi có con, phải nói là cái tinh thần đó của phương ngày càng “thép” hơn vì phương có nhiều mối quan tâm hơn. được cái trộm vía là lúc phương đi làm lại, con gái cũng được 1 tuổi và dường như là những em bé có bố mẹ thường xuyên xa nhà như bé nhà phương luôn có khả năng tự lập hơn những bé khác thì phải. kiểu đến giờ mẹ đi rồi, con phải tự lo thôi ấy. bé con nhà mình thì biết sớm lắm, có hôm mẹ đi làm còn nhắc: “mẹ ơi mẹ đi làm hả, mẹ đánh son vào nhé, trông mẹ nhợt nhạt lắm”. phương cười toáng lên nghĩ bụng không biết bé 3 tuổi hay là 10 tuổi nữa, bao đồng quá à.
Vậy có sự kiện nào khiến Phương thấy hơi bị “hờn” cái nghề phi công một chút không?
Có lẽ đó cái năm mà sinh nhật mẹ nhưng phương phải đi bay sang hàn quốc. phương cũng được về đúng ngày nhưng khi xuống sân bay trời đã tối nên nghĩ là giờ này về thì sẽ bớt ý nghĩa đi rất nhiều. lúc đó phương chưa lấy chồng, nhà chỉ có 2 mẹ con nên lúc nào cũng sợ mẹ buồn, ngày sinh nhật mẹ mà không thể ở bên thì thấy có lỗi lắm.
Nhưng mà nói là hờn thì phương chắc cũng không đến nỗi đâu, vì lúc đó có một chị đồng nghiệp tình nguyện làm bánh và mang sang nhà cho mẹ phương, con gái về đến nơi chỉ việc ôm bó hoa về thôi. lúc về đến nhà, phương thấy mẹ vui lắm, còn phương thì cảm động vô cùng vì đồng nghiệp không phải lúc nào cũng bay cùng nhau, có người phải vài năm mới gặp lại nhưng mọi người luôn có tâm lý hỗ trợ, yêu thương và bảo bọc lẫn nhau để những người thân không cảm thấy quá cô đơn. đây cũng là một trong những lý do dù mệt nhưng phương không bao giờ muốn bỏ nghề.
Những chuyện xưa năm cũ và cuộc sống ở hiện tại
phương rất yêu gia đình mình, vậy phương có cảm thấy phiền không khi mà có rất nhiều người luôn muốn biết về đời sống riêng tư và những người thân xung quanh phương?
Phương luôn muốn bảo vệ gia đình, những thứ mà phải vất vả lắm phương mới có được. phương khá cởi mở khi chia sẻ những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống nhưng chuyện riêng tư thì phương chỉ muốn để ở chế độ kín thôi, phương luôn có cảm giác bất an nếu có ai đó hỏi đến. thực ra, phương thấy phiền ở chỗ không muốn con gái sau này sẽ đọc được những câu chuyện về mẹ từ báo chí chứ cũng không hẳn là thấy phiền cho chính mình, phương cũng quen với điều đó rồi.
mọi người có vẻ vẫn còn tò mò về chuyện tình cảm của phương trong quá khứ, nhân dịp này, phương có thể bộc bạch đôi chút không?
Phương đã chọn công việc ngồi trong buồng lái, một văn phòng chỉ có 2 người tức là tính của phương vốn không thoải mái lắm với những gì quá sôi nổi. thế nhưng cái gì đến thì cũng phải đến, chuyện của phương và người đó từ khi công khai đã thường nằm trong sự chú ý của nhiều người. điều đó rất dễ hiểu và phương cũng hoàn toàn chấp nhận.
Thế nhưng, khi sự cố không mong muốn xảy ra, bản thân phương cũng là người tổn thương nhưng phương nghĩ điều đó không là gì so với việc gia đình phương bị đưa ra ánh sáng mà họ không có quyền quyết định việc có muốn nổi tiếng hay không. lúc đó, mọi thứ luôn ở ngoài tầm kiểm soát nên phương rất lo lắng và không muốn chia sẻ với bất cứ ai, bất cứ đơn vị nào.
Phương đã để cho mọi chuyện tự trôi qua vì dần dần ai rồi cũng sẽ hiểu và phương luôn tin rằng, cái gì đã là cơ duyên thì mình nhất định phải đón, có những cuộc gặp mặt là nợ thì mình phải trả. nhờ câu chuyện năm xưa mà phương trưởng thành hơn rất nhiều. phương phải cảm ơn người đó vì đã xuất hiện, dù mang cho phương scandal đầu tiên trong cuộc đời nhưng bù lại cũng cho phương tia sáng vào những lúc phương buồn nhất. nên cho đến giờ, nói bằng thật thì phương không hề ghét người đó.
lối suy nghĩ của phương á đông quá dù sống ở châu âu từ nhỏ, sau này phương có mong muốn gì cho cuộc sống của mình không?
Phải nói là dù có ở nước ngoài hay không, cái gốc việt vẫn luôn khiến phương tự hào. còn nhớ hồi nhỏ đi mua áo trong siêu thị mà thấy chữ made in vietnam là phương phải mua ngay mang đến trường khoe là quốc gia của tôi làm đó. đến hiện tại, sau khi về nước được cả thập kỷ rồi, phương thực sự thấy mình rất hợp việt nam, dù đôi khi vẫn nhớ bỉ vì ở đó có những người bạn thân nhất từ thuở ấu thơ của phương. nhưng khi về việt nam rồi, phương thấy thoải mái vì mẹ phương hạnh phúc, con gái phương cũng được ở trong môi trường rất tốt. và quan trọng hơn cả, phương muốn cống hiến điều gì đó cho mảnh đất này.
đúng rồi, đông phương đọc ngược lại sẽ thành phương đông, phương về việt nam là chuẩn nhất! cảm ơn phương vì cuộc trò chuyện, chúc phương và gia đình luôn vui và hạnh phúc nhé!