MangYTe

Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Danh sách các loại Thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm khi sử dụng. Bạn nên tìm hiểu cẩn thận trước khi dùng để hạn chế các tác dụng phụ này.
Mục lục

các loại Thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng  đúng cách. để hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn nên tìm hiểu về các loại Thuốc này trước khi sử dụng.

Các loại Thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm

1. Acetaminophen

Là loại Thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. acetaminophen không có tác dụng giảm sưng/viêm, chỉ tập trung vào hiệu quả giảm đau trong cơ thể.

Acetaminophen chỉ thích hợp với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và cơn đau chưa xuất hiện quá thường xuyên. Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần trong Thuốc, bệnh nhân gặp các vấn đề về gan, thận, người mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.

Mặc dù acetaminophen được đánh giá khá an toàn với người sử dụng, tuy nhiên Thuốc vẫn có thể phát sinh những tương tác và các tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng acetaminophen bao gồm:

    Mệt mỏi

Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với acetaminophen, tuyệt đối không nên sử dụng lần thứ hai. Triệu chứng dị ứng có thể phát sinh và đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, sử dụng acetaminophen quá liều lượng khuyến cáo có thể gây ngộ độc gan và Tu vong. Bạn nên sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nhóm Thuốc này vừa có tác dụng giảm đau và giảm hiện tượng sưng viêm tại vị trí thoát vị. nsaid chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng Thuốc, loét dạ dày, suy gan nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đây là nhóm Thuốc được sử dụng phổ biến nhất để làm giảm đau do thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp mãn tính khác. một số loại Thuốc nsaid phổ biến như:

aspirin: ngoài tác dụng giảm đau và giảm viêm, aspirin còn có khả năng ngăn tập kết tiểu cầu. Thuốc hoạt động bằng cách cản trở quá trình tổng hợp prostaglandin f2 nhằm giảm mức thụ cảm của các dây thần kinh, khiến chúng không nhận được tín hiệu sưng viêm và đau đớn từ cơ quan xương khớp bị tổn thương.

Ngoài ra, aspirin còn đối kháng với các hoạt chất trung gian, hạn chế sự di chuyển của bạch cầu đến vị trí sưng viêm, giúp làm giảm tình trạng này.

ibuprofen: tương tự như aspirin, ibuprofen có tác dụng giảm sưng viêm và giảm đau đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. ibuprofen có khả năng tương tác với nhiều nhóm Thuốc khác nhau, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tránh dùng ibuprofen cùng với những loại Thuốc này.

Naproxen: Thuốc có tác dụng chậm nên chỉ thích hợp với các cơn đau không quá nặng nề. Trong trường hợp cơn đau cấp tính xuất hiện dày đặc, Thuốc có thể không đem lại tác dụng như mong muốn.

Những loại Thuốc chống viêm không steroid đều có khả năng gây kích ứng và tổn thương dạ dày. ngoài ra, những người mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ đột qụy cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. một số loại Thuốc nsaid có thể không cần kê toa, tuy nhiên bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

3. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ có tác dụng giảm co thắt cơ bắp. Tình trạng co thắt này bắt nguồn từ tổn thương tại xương khớp khiến cơ co thắt và gây đau đớn cho người bệnh.

Thuốc giãn cơ được chỉ định khi các cơn đau kéo dài và không thuyên giảm khi sử dụng Thuốc giảm đau thông thường. một số loại Thuốc giãn cơ thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

    Metaxopol

Thuốc giãn cơ thường được chỉ định để điều trị cơn đau cấp tính, thời gian dùng Thuốc thường không quá 2 tuần. Bạn nên sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ, sử dụng quá thời gian khuyến cáo có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Thuốc giãn cơ khiến hệ thần kinh trung ương suy yếu, khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ trong quá trình dùng Thuốc. Nên hạn chế lái xe hoặc thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian này

Thuốc có khả năng tương tác với rượu bia và các loại thực phẩm. bạn cần trao đổi với bác sĩ để không dùng chung Thuốc giãn cơ với những loại Thuốc và thực phẩm này.

4. Steroid đường uống (corticosteroid)

Corticosteroid có tác dụng giảm sưng mạnh bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch trong cơ thể. Thuốc thường được sử dụng trong một thời gian ngắn để kiểm soát những triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Lạm dụng Thuốc có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu và gây tổn thương các cơ quan nội tạng. bạn chỉ được sử dụng loại Thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ.

5. Opioid (Thuốc gây nghiện)

Opioid là nhóm Thuốc giảm đau mạnh mẽ và có thể gây nghiện với người sử dụng. Thuốc được sử dụng trong trường hợp các triệu chứng thoát vị đĩa đệm quá nặng nề.

Bạn cần sử dụng opioid theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng lạm dụng Thuốc. Opioid khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ khi sử dụng, do đó cần hạn chế thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian điều trị.

6. Thuốc chống trầm cảm

Nhóm Thuốc này thường được dùng để điều trị trầm cảm hoặc căng thẳng thần kinh. tuy nhiên, trong một vài trường hợp bác sĩ có thể chỉ định loại Thuốc này cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau và sưng viêm từ cơ quan xương khớp đến não. đồng thời Thuốc làm tăng khả năng sản sinh endorphins – một hoạt chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. hơn nữa, Thuốc chống trầm cảm còn giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cải thiện giấc ngủ.

Tuy nhiên Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không có tác dụng cải thiện vị trí đĩa đệm bị thoát vị. do đó, bạn chỉ nên sử dụng Thuốc khi thực sự cần thiết. lạm dụng Thuốc có thể khiến cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường.

7. Tiêm steroid ngoài màng cứng

Khi cơn đau không thể cải thiện bằng các loại Thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp steroid vào màng cứng để giảm đau.

Thuốc giúp giảm đau ngay từ lần tiêm đầu tiên, tuy nhiên bạn chỉ được tiêm không quá 3 lần trong một năm.

Thông tin trong bài viết chưa bao gồm toàn bộ những loại Thuốc có thể được sử dụng để giảm đau do thoát vị đĩa đệm. bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại Thuốc phù hợp. việc sử dụng Thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ hay rủi ro có thể phát sinh.

Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. các loại Thuốc được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng cụ thể của từng trường hợp. bạn không nên tùy tiện sử dụng Thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-giam-dau-thoat-vi-dia-dem)

Tin cùng nội dung

  • Không mổ thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sinh sản?
    Em và em trai đều bị bệnh thoát vị bẹn ở háng từ nhỏ, có cách nào để bệnh này không di truyền không, thưa BS?
  • Cách giảm đau, cầm máu nhanh khi bị vết thương chảy máu
    Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Xoa bụng giảm đau cho người loét dạ dày
    Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau: hung thần của dạ dày
    Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Cải xanh trị ho tiêu đờm, giảm đau
    Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Bạch chỉ chống viêm giảm đau
    Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Giảm đau do viêm họng với cây hồng bì
    Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • 5 bài Thuốc giúp giảm đau nhức khớp
    Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Dùng ibuprofen giảm đau, chống viêm
    Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Nguyên nhân và phương pháp giảm đau bụng kinh
    Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY