MangYTe

Sức khỏe hôm nay

Hãy điều trị mụn sớm nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài và tinh thần của trẻ

Một số người, do thiếu hiểu biết về bệnh cho rằng mụn bọc trên mặt của trẻ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Hậu quả là mụn mủ trên mặt ngày càng nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài, sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.

Mụn bọc là một bệnh viêm da mãn tính xảy ra ở tuyến bã nhờn của thanh thiếu niên, thường được gọi là mụn trứng cá. Biểu hiện mụn trứng cá đặc trưng bởi các tổn thương da đa hình như mụn đỏ, mụn sẩn, mụn mủ, nốt sần dễ xuất hiện ở mặt, ngực và lưng.

Tình trạng này nếu không điều trị, lâu ngày mụn không lành sẽ để lại sẹo, vết thâm mụn, hố mụn, sẹo mụn… không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài mà còn gây căng thẳng tinh thần nghiêm trọng cho người bị mụn.

Mụn bọc là một bệnh viêm da mãn tính xảy ra ở tuyến bã nhờn của thanh thiếu niên, thường được gọi là mụn trứng cá.

Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần phải biết các yếu tố dẫn đến tình trạng mụn nghiêm trọng để có biện pháp ngăn ngừa và điều trị.

Các yếu tố khiến mụn trứng cá trầm trọng ở thanh thiếu niên

1. Nguyên nhân bên trong

Suy dinh dưỡng: Sự thiếu hụt kẽm hoặc vitamin B sẽ dẫn đến mụn trứng cá.

Rối loạn nội tiết: Một số người cần dùng glucocorticoid cho các bệnh khác có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Yếu tố di truyền: Có khuynh hướng di truyền về mụn trứng cá, nếu cả cha và mẹ đều có da dầu hoặc da hỗn hợp và từng bị mụn trứng cá thì khả năng con cái bị mụn trứng cá cũng sẽ tăng lên.

Tăng trưởng và phát triển: Bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố androgen tăng cao, kích thích tuyến bã nhờn bài tiết. Bã nhờn tiết ra nhiều, lỗ chân lông bị bít tắc, mặt xuất hiện mụn trứng cá.

Bã nhờn tiết ra nhiều, lỗ chân lông bị bít tắc, mặt xuất hiện mụn trứng cá.

2. Yếu tố bên ngoài

Chế độ ăn uống không hợp lý: Thường thích ăn đồ cay, ngọt và các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như sôcla, nước ngọt, đồ uống lạnh, thịt bò và thịt cừu có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng ẩm ướt và nóng trong cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trên mặt.

Thức khuya: Thức khuya dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, khiến da mất đi độ ẩm. Nếu bạn thức khuya trong thời gian dài còn dẫn đến rối loạn nội tiết, nổi mụn trên mặt, da sạm màu.

Làm sạch không đúng cách: Việc vệ sinh không đúng cách dễ gây nổi mụn trên da mặt nên bạn cần lưu ý thường xuyên rửa mặt bằng nước ấm 2 lần vào buổi sáng và tối. Ngoài ra, làm sạch quá mức, sử dụng sữa rửa mặt chứa xà phòng và tẩy da chết nhiều lần sẽ làm hỏng hàng rào bảo vệ da và phá vỡ sự cân bằng nước-dầu của da. Nhiều mụn trứng cá trưởng thành thuộc loại này.

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm: Nhiễm Propionibacterium acnes là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Rất hiếm khi mụn trứng cá là do nhiễm nấm.

Một khi con bạn có tình trạng mụn nghiêm trọng, bạn nên đưa trẻ đi khám vầ diều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài và tinh thần của trẻ. Đồng thời, chú ý đến các bước chăm sóc da mụn hàng ngày

- Chú ý làm sạch da mặt: Rửa mặt bằng nước ấm, vì nước lạnh không dễ loại bỏ dầu và nước nóng thúc đẩy quá trình tiết bã nhờn. Không sử dụng sữa rửa mặt, kem và mỹ phẩm dầu khác gây kích ứng.

- Không nặn mụn bằng tay: Để không gây ra hiện tượng viêm nhiễm, sẹo và sắc tố hình thành sau này sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài.

- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Giữ tinh thần vui vẻ, không nặng nề khi bị mụn để không gây rối loạn thần kinh nội tiết và làm tình trạng mụn nặng thêm.

Xem thêm: Ở tuổi trung niên, hãy biết cách từ chối 5 loại trà vừa khó chịu vừa hại cơ thể

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/hay-dieu-tri-mun-som-neu-khong-no-se-anh-huong-den-ve-ngoai-va-tinh-than-cua-tre-36549/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY