Sau khi sinh con xong, các bậc cha mẹ mới làm quen rất ngạc nhiên khi thấy đứa trẻ như một quả bóng nhỏ, ngoài việc ăn và ngủ, nó còn xì hơi rất nhiều. Một số tiếng xì hơi đặc biệt có mùi, và đôi khi chúng rất to, không chỉ khiến cha mẹ mà ngay cả bản thân đứa trẻ cũng sợ hãi.
Trên thực tế, đối với hầu hết trẻ sơ sinh, xì hơi là một phản ứng sinh lý rất quan trọng và bình thường. Nhưng cha mẹ không nên xem nhẹ, tiếng xì hơi có mùi và tần suất khác nhau cũng đang nhắc nhở cha mẹ về những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
1. Xì hơi không có mùi
Nếu tiếng xì hơi của bé ngày càng nhiều và không mùi, có thể bé đang hít phải không khí. Cha mẹ nên áp dụng cách cho trẻ bú đúng, đó là khi trẻ bú thì cho trẻ ngậm cả núm vú vào miệng.
Cha mẹ không nên lắc mạnh bình lên xuống khi pha sữa bột. Sau khi trẻ bú xong, vỗ nhẹ vào lưng để tống hết không khí trong dạ dày ra ngoài. Nếu không chỉ xì hơi mà trong bụng còn phát ra tiếng ọc ọc, có thể là do bụng trẻ đói, nhu động ruột kém, cần cho trẻ bú kịp thời.
|
Nếu tiếng xì hơi của bé ngày càng nhiều và không mùi, có thể bé đang hít phải không khí. |
2. Xì hơi có mùi nặng
Xì hơi có mùi liên quan đến chế độ ăn uống, nếu người mẹ ăn những thức ăn gây kích ứng như tỏi, hành khi đang cho con bú thì trẻ có thể xì hơi nặng. Nếu bé uống sữa bột không đúng lứa tuổi hoặc sữa bột quá đặc, xì hơi cũng sẽ rất nặng mùi.
Bé xì hơi đột ngột là có thể sắp ị. Nếu chỉ xì hơi và không ị trong vài ngày liên tiếp, bé có khả năng bị táo bón.
Nhiều khi táo bón cũng liên quan đến chế độ ăn uống. Khi cho con bú, các bà mẹ cố gắng ăn nhạt và có chế độ ăn uống cân bằng. Đối với trẻ bú sữa công thức nếu thường xuyên bị táo bón thì cần thay thế sữa công thức. Nếu sau khi ăn bổ sung mà trẻ xì hơi, táo bón thì cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ.
3. Xì hơi có mùi chua
Đôi khi xì hơi của bé không chỉ có mùi hôi mà còn có mùi chua, có thể do sữa hoặc thức ăn bổ sung có vấn đề.
Bất kể là sữa mẹ hay sữa bột đều có đường lactoza, khi đường lactoza bị vi khuẩn trong đường ruột của trẻ lên men sẽ sinh ra axit béo dễ bay hơi, trẻ xì hơi sẽ có vị chua. Nếu nó đi kèm với những cơn nấc cụt, đầy bụng hoặc càu nhàu, thì đó có thể là chứng khó tiêu.
Nếu bé xì hơi có mùi chua, kèm theo sốt, chán ăn, quấy khóc, tinh thần kém… mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
4. Xì hơi có mùi tanh
Nếu xì hơi của trẻ có mùi tanh, cha mẹ cần hết sức chú ý. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ máu trong khoang ruột, hoặc viêm nhiễm trong đường ruột, thậm chí là khối u ác tính. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
5. Xì hơi có phân
Loại xì hơi này sẽ đi ra với một ít phân. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trước 6 tháng tuổi. Trẻ còn rất nhỏ, cơ thể còn non nớt, chưa thể điều khiển các dây thần kinh và cơ bắp để đi đại tiện. Trẻ bú mẹ hoàn toàn thì phân tương đối lỏng, khi xì hơi sẽ kèm theo một chút phân ra ngoài.
|
Nhưng nếu trong phân ra ngoài có lẫn máu thì bố mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời. |
Nếu trẻ không có biểu hiện khó chịu, bú mẹ bình thường, tinh thần tốt thì không vấn đề gì. Nhưng nếu trong phân ra ngoài có lẫn máu thì bố mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời.
6. Không xì hơi
Mặc dù trẻ xì hơi có lúc nhiều, có mùi hôi, có lúc to nhưng nếu bình thường bé xì hơi nhiều mà đột nhiên không xì hơi nữa, bụng phình to và cứng, quấy khóc liên tục thì có thể bé bị tắc ruột. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Trên đây là những dấu hiệu xì hơi của trẻ mà cha mẹ cần chú ý để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện.
Xem thêm: Các ca sốt xuất huyết đang gia tăng, hãy tăng cường những thức uống này
Phong Vũ
Theo Người đưa tin